Featured Snippet là gì? Nó có vai trò gì trong SEO website? Phân loại và cách tối ưu nó hiệu quả trên SERPs như thế nào?
Cùng khám phá ngay bài viết dưới đây, Pima Digital sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc của bạn, từ định nghĩa đến phương pháp tối ưu Featured Snippet nhằm cải thiện thứ hạng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) của website. Đây là một trong những giải pháp SEO hiệu quả nhất mà không tốn bất kỳ chi phí quảng cáo nào. Tìm hiểu ngay nhé!
Featured Snippet là gì?
Featured Snippet là một đoạn trích nổi bật xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm của Google (vị trí Top 0). Theo nguồn tin mới nhất, nó còn xuất hiện ở vị trí sidebar bên phải của SERPs, nhằm cung cấp câu trả lời nhanh, ngắn gọn và chính xác cho truy vấn của người dùng mà không cần phải nhấp vào trang web.
Đoạn thông tin này thường chứa các nội dung (văn bản, hình ảnh, video, tiêu đề) được trích từ một đoạn bài viết ở vị trí Top đầu trên trang kết quả tìm kiếm, cùng với URL trỏ về nguồn gốc thông tin đó.
Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “google analytics là gì” thì công cụ tìm kiếm Google sẽ trả về hộp kết quả ở vị trí đầu tiên trên trang SERPs, đây được gọi là Featured Snippet.
Ngoài Featured Snippet còn có một khái niệm bạn thường gặp đó là “Rich Snippet”. Tuy nhiên bạn có thắc mắc liệu chúng có mối quan hệ liên quan với nhau không, điểm giống và khác biệt của Rich Snippet và Featured Snippet là gì? Cùng Pima Digital trả lời câu hỏi đó qua nội dung dưới đây.
Rich Snippet là gì? Điểm khác biệt so với Featured Snippet
Rich Snippet là đoạn thông tin chi tiết, cung cấp câu trả lời cho các truy vấn của người dùng, được trích dẫn trong bài viết và hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Rich Snippet thường bao gồm các thành phần cơ bản như: Thẻ tiêu đề (Title), mô tả (Meta Description), URL. Ngoài ra, nó còn có một số thành phần bổ sung như: Các liên kết nội bộ, ảnh đại diện, đánh giá xếp hạng…
Trong khi đó, Featured Snippet lại là câu trả lời nhanh cho các truy vấn chỉ xuất hiện ở Top 0 trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: Khi tìm kiếm từ khóa “local brand là gì”, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm đầy đủ thông tin với thẻ tiêu đề, liên kết về danh mục, mô tả chi tiết và đánh giá.
Tại sao nên tối ưu Featured Snippet cho website của bạn?
- Tăng traffic cho website: Khi nội dung website của bạn xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm và cung cấp câu trả lời nhanh chóng cho truy vấn, thì khả năng sẽ được nhiều người chú ý và nhấp vào liên kết nội dung đó.
- Tăng độ nhận diện và uy tín của thương hiệu: Việc Google hiển thị nội dung của bạn trong đoạn trích nổi bật giúp người dùng xác định rằng nội dung của bạn có giá trị, đáng tin cậy, từ đó nâng cao độ uy tín của website.
- Tăng thứ hạng website: Việc tối ưu Featured Snippet giúp bạn sẽ dễ dàng vượt qua thứ hạng của đối thủ trong SERPs mà không phải cạnh tranh trực tiếp hay tốn bất kỳ chi phí quảng cáo nào để được lên Top.
- Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói: Các trợ lý ảo như Siri, Cortana, Alexa hoặc Google Assistant thường sử dụng đoạn trích nổi bật để trả lời các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói của người dùng. Điều này giúp tăng khả năng hiển thị và độ uy tín thương hiệu.
4 loại Featured Snippet thường gặp
Dạng đoạn văn
Featured Snippet dạng đoạn văn bản thường cung cấp câu trả lời, hay nêu định nghĩa, mô tả ngắn gọn kèm hình ảnh cho các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Theo nghiên cứu của Semrush kết hợp với Brado, Featured Snippet dạng đoạn văn thường chiếm 70% với độ dài trung bình từ 40 – 60 từ và chúng thường được Google sử dụng để trả lời các truy vấn “là gì”, “tại sao”…
Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “chiến lược 4P marketing là gì”, kết quả Google trả về Featured Snippet dạng đoạn văn nêu định nghĩa.
Dạng danh sách/ liệt kê
Đối với dạng này, Featured Snippet được chia làm 2 loại:
- Danh sách có thứ tự: Là các mục trong danh sách được trình bày theo một thứ tự cụ thể. Các tiền/hậu tố đi kèm trong truy vấn như “làm thế nào”, “các bước”, “các phương pháp”, “những mẹo giúp”…
Ví dụ: Bạn truy vấn từ khóa “những mẹo giúp ngủ nhanh”, kết quả Google trả về dạng danh sách thứ tự mô tả các bước thực hiện.
- Danh sách không có thứ tự: Là cách trình bày không theo một trình tự cụ thể, thường liệt kê dưới dạng dấu đầu dòng. Câu truy vấn tìm kiếm thường đi kèm các tiền/hậu tố như “top”, “liệt kê”…
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khóa “top 10 xe máy bán chạy”, kết quả trả về danh sách liệt kê từng loại dưới dạng đầu dòng.
Theo nghiên cứu của Semrush kết hợp với Brado, dạng danh sách thường chiếm 19.1% trong tổng số loại Featured Snippet và trung bình khoảng 6 mục với 20 – 44 từ.
Dạng bảng
Trình bày dữ liệu theo dạng bảng cho phép người dùng dễ dàng hình dung thông tin và so sánh. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng thẻ table tags trong HTML của nội dung bài viết.
Khoảng 6.3% Featured Snippet thuộc dạng bảng và có trung bình 5 hàng và 2 cột với 40 – 45 từ. Chúng thường được Google sử dụng để trả lời các truy vấn có chứa từ khóa “giá” hoặc ví dụ so sánh “size áo thun nam nữ us, uk”
Ví dụ: Bạn truy vấn từ khóa “giá xe máy air blade”, kết quả trả về dạng bảng để liệt kê các phiên bản, màu sắc, giá bán cho bạn dễ dàng so sánh, lựa chọn.
Dạng video
Đây là dạng Featured Snippet ít phổ biến nhất, chiếm khoảng 4.6% trong tổng số các loại. Google có thể tự lấy video từ các trang web hoặc từ các kênh YouTube để cung cấp thông tin trực quan cho người tìm kiếm.
4 cách tối ưu Featured Snippet hiệu quả lên Top 0 Google
Tìm kiếm những từ có khả năng hiển thị trong Featured Snippet
Nếu muốn nội dung bài viết của bạn xuất hiện trong đoạn trích nổi bật, trước tiên hãy kiểm tra xem Google đang sử dụng loại Featured Snippet nào (nếu có) cho cụm từ khóa tìm kiếm mà bạn muốn hướng đến. Thông thường, nó được hiển thị trong những trường hợp phổ biến như định nghĩa, so sánh và cách làm. 2 cách thực hiện:
Sử dụng công cụ tìm kiếm Google
- Hãy đặt mình vào vị trí người dùng để xác định được loại câu hỏi, cụm từ khóa mà người dùng thường truy vấn là gì?
- Sau đó, tìm kiếm từng từ khóa một trên Google để xem kết quả cụm từ khóa nào đang được xuất hiện trong đoạn trích nổi bật.
Sử dụng công cụ phân tích từ khóa Semrush
- Truy cập công cụ Semrush và nhập từ khóa bạn cần truy vấn vào thanh tìm kiếm ở đầu trang -> Nhấp chọn Search (Tìm kiếm). Ví dụ bạn nhập từ “how to decorate a cake”.
- Màn hình lúc này sẽ xuất hiện danh sách các từ khóa liên quan cùng với dữ liệu về số lượng tìm kiếm (Search Volume) của mỗi cụm từ khóa. Bạn hãy chú ý cột “SERP Features” và tìm kiếm từ khóa có biểu tượng “vương miện”. Đó chính là đại diện cho những cụm từ của đối thủ xuất hiện trong Featured Snippet.
- Hãy liệt kê và tổng hợp các từ khóa liên quan đó lại để bạn dễ dàng tối ưu nội dung của mình.
Phân tích và xác định dạng Featured Snippet của từ khóa
Bạn có thể xác định dạng Featured Snippet của từ khóa (đoạn văn, danh sách, bảng, video) dựa vào phân loại và 2 cách tìm kiếm từ khóa mà Pima Digital đã chia sẻ ở trên.
Đối với các từ khóa trong công cụ Semrush, bạn nhấp vào biểu tượng kính lúp (ở bên trái cột “SERP Features”) để xác định dạng và phân tích số lượng chữ cho phép xuất hiện trong đoạn trích nổi bật trên kết quả tìm kiếm. Thông thường, nội dung dao động từ 50 – 60 từ.
Sau đó, bạn có thể tối ưu lại nội dung theo dạng mà Featured Snippet xuất hiện để giành vị trí Top 0 so với đối thủ.
Chẳng hạn, bạn có thể bấm vào biểu tượng kính lúp của từ khóa “how to decorate a cake with strawberries” được đánh dấu hình “vương miện” trong ví dụ trên để kiểm tra xem nó thuộc dạng Featured Snippet nào.
Tối ưu các thẻ heading và định dạng nội dung
Tối ưu thẻ heading
Các thẻ H (Heading) phải liên quan đến cấu trúc nội dung bài viết. Số lượng và cấp độ phụ thuộc vào độ sâu của bài. Trong đó, bạn sẽ lựa chọn thẻ H (thông thường là H2) để chèn từ khóa trong Featured Snippet vào.
Để Google dễ dàng nhận diện và cho bài viết xuất hiện lên Top 0 thì nội dung bên dưới thẻ H phải giải thích rõ nghĩa về chủ đề từ khóa ấy. Chẳng hạn, thẻ heading 2 sẽ khái quát về các chủ đề chính, thẻ heading 3 là các chủ đề con của heading 2. Tương tự, nội dung thẻ heading 4 phải làm rõ nghĩa của thẻ heading 3.
Tối ưu định dạng nội dung
Nghĩa là bạn cần xác định từ khóa thuộc dạng Featured Snippet nào để lên outline chuyên sâu về chủ đề từ khóa đó, cũng như tối ưu các thẻ heading, hình ảnh.
Trong một thẻ heading nên cung cấp ít nhất một hình ảnh minh họa trực quan để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web.
Featured Snippet dạng đoạn văn:
- Sử dụng thẻ heading chứa cụm từ khóa Featured Snippet trong bài viết để Google biết bạn đang trả lời câu hỏi nào.
- Nội dung trả lời cho truy vấn một cách ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu và độ dài khoảng 40 – 60 từ trong một đoạn.
Dạng bảng:
- Để tối ưu Featured Snippet dạng bảng hiệu quả, bạn nên đưa trực tiếp bảng mô tả thực tế vào nội dung của mình.
- Ngoài ra nên sử dụng thẻ heading để mô tả cho Google biết nó chứa thông tin về cụm từ khóa nào.
Dạng danh sách:
- Bạn nên bố cục bài viết của bạn sao cho các bước thực hiện hay danh sách đánh dấu đầu dòng, số thứ tự phải được trình bày theo cách mà Google dễ đọc, dễ hiểu.
- Đặt tên thẻ heading mô tả cho cụm từ khóa trong đoạn trích nổi bật để Google chuyển đổi chúng thành dạng danh sách.
Dạng video:
Để tối ưu Featured Snippet xuất hiện trên Top 0 Google, bạn hãy tải video liên quan đến bài viết lên YouTube hoặc có thể đưa nó vào trực tiếp trong trang web của mình.
Submit bài viết lên Google
Bạn nên sử dụng Google Search Console để yêu cầu index và thông báo cho Googlebot truy cập và thu thập dữ liệu về nội dung bài viết của bạn. Từ đó giúp việc hiển thị trên Featured Snippet một cách nhanh chóng hơn.
Một số lưu ý khi tối ưu Featured Snippet
- Nên SEO cả bài viết của bạn, bởi vì xếp hạng bài viết càng cao thì sẽ càng dễ xuất hiện trong đoạn trích nổi bật hơn.
- Phân tích và lựa chọn từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm.
- Xác định được nội dung thuộc dạng Featured Snippet nào.
- Cung cấp câu trả lời chính xác và ngắn gọn với truy vấn của người dùng.
- Tối ưu các thẻ heading, hình ảnh, video hợp lý.
- Tối ưu tốc độ tải trang, thiết kế giao diện tương thích với di động để tăng trải nghiệm người dùng.
- Sử dụng Schema Markup để giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc nội dung trên trang.
- Theo dõi hiệu suất của các bài viết trong Google Analytics và Search Console để tối ưu nội dung hiển thị trên Featured Snippet kịp thời khi đối thủ có nội dung tốt hơn.
Có thể loại bỏ Featured Snippet trên SERPs không?
Câu trả lời là CÓ. Nếu bạn muốn xóa Featured Snippet trên SERPs để giữ vị trí xếp hạng trong danh sách tự nhiên (Organic), bạn chỉ việc thêm thẻ “nosnippet” hoặc “max-snippet:0” vào mã HTML của trang web.
Tuy nhiên, điều này có thể sẽ tạo cơ hội cho đối thủ của bạn thay thế vị trí đó. Pima Digital khuyên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện nhé!
Hy vọng với thông tin mà Pima Digital cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Featured Snippet là gì? Phân loại và cách tối ưu nó như thế nào để giúp website đứng vị trí Top 0 trên Google. Để biết thêm thông tin về các chủ đề liên quan, vui lòng liên hệ:
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/