5 lỗi bảo mật WordPress nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả

Trang chủ Kiến thức website 5 lỗi bảo mật WordPress nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả

WordPress là một nền tảng linh hoạt và dễ sử dụng, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật. Trong khi các nhà phát triển WordPress không ngừng cập nhật và vá lỗi, thì các hacker cũng không ngừng tìm kiếm những lỗ hổng mới.

Hãy cùng Pima Digital khám phá 5 lỗi bảo mật wordpress thường gặp và cách bảo vệ website WordPress của bạn ngay trong bài viết sau nhé!

5 lỗi bảo mật WordPress nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả

5 lỗi bảo mật WordPress nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả

Tại sao bảo mật WordPress lại vô cùng quan trọng?

Là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở lớn nhất trên thế giới, WordPress luôn là mục tiêu tấn công của bọn tin tặc.

Tuy nhiên, cộng đồng phát triển WordPress rất năng động, liên tục phát hành các bản cập nhật để vá lỗ hổng. Vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng cập nhật WordPress thường xuyên hoặc chọn những plugin, theme không đáng tin cậy.

Theo wpvulndb.com, phần lớn lỗ hổng bảo mật của WordPress đến từ các plugin (chiếm 75%), tiếp theo là core WordPress (14%) và theme (11%).

Việc sử dụng các plugin, theme không rõ nguồn gốc hoặc không cập nhật WordPress thường xuyên sẽ khiến website của bạn trở thành mục tiêu dễ bị tấn công, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu, bị deface hoặc thậm chí là bị kiểm soát hoàn toàn.

Bảo mật WordPress đảm bảo website luôn hoạt động ổn định

Bảo mật WordPress đảm bảo website luôn hoạt động ổn định

>> Tìm hiểu ngay: 14 cách bảo mật WordPress tuyệt đối, bất khả xâm phạm

5 lỗi bảo mật WordPress phổ biến và giải pháp khắc phục tối ưu

1. Brute-force Login Attempts

Với cuộc tấn công brute-force, hacker kiên nhẫn thử mọi khả năng kết hợp để đoán tên người dùng và mật khẩu xâm nhập hệ thống. Họ sử dụng các công cụ tự động để thực hiện hàng triệu lần thử tất cả khả năng đăng nhập thông tin trong một thời gian ngắn.

Cách thức tấn công brute-force

Cách thức tấn công brute-force

Tác hại

  • Xâm nhập trái phép vào tài khoản quản trị: Nếu bị tấn công, website của bạn sẽ trở thành công cụ để kẻ xấu thực hiện nhiều mục đích nguy hiểm
  • Làm chậm hoặc gây sập website: Các cuộc tấn công brute-force có thể tạo ra hàng ngàn yêu cầu đăng nhập trong thời gian ngắn, khiến máy chủ quá tải và dẫn đến hiệu suất giảm
  • Rủi ro rò rỉ dữ liệu: Nếu website lưu trữ thông tin nhạy cảm của người dùng, hacker có thể khai thác sau khi xâm nhập thành công.

Giải pháp khắc phục

  • Ưu tiên mật khẩu mạnh và khó nhớ: Sử dụng mật khẩu phức tạp từ chữ cái in hoa, in thường, số và ký tự đặc biệt kết hợp đồng thời hạn chế đặt mật khẩu dễ đoán như chuỗi số đơn giản, từ điển, thông tin cá nhân.
  • Đa dạng mật khẩu: Mỗi tài khoản sử dụng 1 mật khẩu khác nhau.
  • Giới hạn lượt đăng nhập: Có thể chặn IP đăng nhập sau nhiều lần xác nhận sai.
  • Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA): Yêu cầu mã xác thực bổ sung.
  • Sử dụng CAPTCHA: Ngăn chặn bot tự động quét mật khẩu
  • Bảo vệ tệp file .htaccess và wp-config.php: Giới hạn quyền truy cập
  • Theo dõi hoạt động: Phát hiện và ngăn chặn hành vi đáng ngờ
  • Các Plugin Hỗ Trợ: Sử dụng các loại Plugin giới hạn lượt đăng nhập (Limit Login Attempts Reloaded, Wordfence), kích hoạt 2FA (Two-Factor Authentication) và theo dõi website (Wordfence Security, Sucuri Security).

2. Cross-Site Scripting (XSS)

Lỗ hổng Cross-Site Scripting (XSS) là lỗi bảo mật WordPress thường gặp trong các website WordPress, đặc biệt là qua các plugin và theme. Kẻ tấn công có thể lợi dụng lỗ hổng này để tiêm mã độc vào website. Có 3 loại XSS chính:

  • Stored XSS: Được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ và được hiển thị bất cứ khi nào trang web được tải
  • Reflected XSS: Gửi qua các tham số URL hoặc dữ liệu POST sau đó trả về ngay lập tức cho trình duyệt của người dùng
  • DOM-based XSS: Tiêm vào DOM (Document Object Model) của trang web, thường thông qua JavaScript.
Lỗ hổng bảo mật Cross-Site Scripting

Lỗ hổng bảo mật Cross-Site Scripting

Tác hại

  • Đánh cắp thông tin cá nhân: Tin tặc sẽ lợi dụng XSS để thu thập dữ liệu như cookie, thông tin tài khoản và cả thông tin thanh toán tín dụng
  • Thay đổi quyền điều khiển tài khoản: Nếu hacker đánh cắp cookie thì họ có thể chiếm quyền kiểm soát thông tin người dùng
  • Phát tán mã độc: XSS là một lỗ hổng nguy hiểm, cho phép kẻ tấn công kết hợp với các cuộc tấn công khác như CSRF để thực hiện các hành động độc hại. Bằng cách chèn mã độc vào website, kẻ tấn công có thể tải xuống và thực thi mã độc tùy ý, đánh cắp thông tin nhạy cảm và làm tê liệt hệ thống.

Giải pháp khắc phục

  • Kiểm soát và lọc dữ liệu đầu vào: Chuyển đổi các ký tự đặc biệt thành dạng vô hại (Escape) và loại bỏ các thẻ HTML, JavaScript không cần thiết (Sanitize)
  • Sử dụng Content Security Policy (CSP): Hạn chế nguồn tải tài nguyên của trình duyệt nhằm tránh lỗi bảo mật WordPress đánh cắp thông tin
  • Mã hóa đầu ra: Để tăng cường bảo mật, website mã hóa tất cả thông tin hiển thị trên màn hình giúp chuyển đổi thông tin thành một loại mã bí mật mà chỉ có hệ thống mới hiểu được
  • Xác thực đầu vào (Input validation): Kiểm tra dữ liệu người dùng kỹ lưỡng
  • Framework và thư viện bảo mật: Sử dụng các công cụ có sẵn tính năng bảo vệ XSS hoặc xác thực token, sử dụng thư viện bảo mật chuyên dụng.

3. Lỗi bảo mật WordPress với SQL Injections

SQL Injection (SQLi) là một kỹ thuật tấn công mạng cho phép kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng trong ứng dụng web để thực thi các lệnh SQL độc hại, từ đó xâm nhập và kiểm soát cơ sở dữ liệu.

Quá trình xâm nhập thiết bị qua lỗi SQL Injection

Quá trình xâm nhập thiết bị qua lỗi SQL Injection

Tác hại

  • Đánh cắp thông tin nhạy cảm: Tin tặc có thể dễ dàng lấy cắp dữ liệu cá nhân, tài chính của người dùng như tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng
  • Chiếm quyền kiểm soát website: Kẻ tấn công có thể tùy ý thay đổi nội dung, chèn mã độc hay chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại
  • Phá hủy dữ liệu: Tin tặc có thể xóa, sửa đổi hoặc làm hỏng dữ liệu quan trọng, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động của website.

Giải pháp khắc phục

  • Sử dụng Prepared Statements: Tách biệt dữ liệu đầu vào khỏi truy vấn SQL, ngăn chặn việc chèn mã độc
  • Kiểm tra và lọc dữ liệu đầu vào: Đảm bảo dữ liệu hợp lệ và có định dạng mong muốn trước khi thực hiện truy vấn
  • Cập nhật thường xuyên: Luôn sử dụng phiên bản WordPress và plugin mới nhất để vá lỗ hổng
  • Quản lý quyền truy cập: Chỉ cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu cho những người cần thiết để hạn chế tối đa lỗi bảo mật WordPress
  • Sử dụng plugin bảo mật chuyên dụng: Cài đặt các plugin uy tín như Wordfence, Sucuri Security để quét mã độc, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công một cách chủ động
  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Chủ động sao lưu website và cơ sở dữ liệu để có thể phục hồi nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.

4. Lỗi File Inclusion Exploits

Lỗ hổng File Inclusion (LFI) là lỗi bảo mật WordPress thường gặp với các cuộc tấn công mạng nhắm vào các ứng dụng web, cho phép kẻ tấn công buộc ứng dụng này bao gồm (include) nội dung của một tệp tin bên ngoài vào trang web.

Quá trình tấn công mạng qua lỗ hổng File Inclusion

Quá trình tấn công mạng qua lỗ hổng File Inclusion

Tác hại

  • Thực thi mã độc: Khi ứng dụng web bao gồm một tệp chứa mã độc, mã này sẽ được thực thi trên máy chủ, giống như một phần của ứng dụng
  • Đánh cắp thông tin nhạy cảm: Các tệp cấu hình, nhật ký thường chứa thông tin quan trọng về hệ thống, nếu bị kẻ tấn công đọc được sẽ gây ra rủi ro rất lớn
  • Chiếm quyền kiểm soát máy chủ: Bằng cách khai thác lỗ hổng File Inclusion, kẻ tấn công có thể nâng cao quyền hạn, từ đó thực hiện các hành động nguy hiểm hơn.

Giải pháp khắc phục

  • Kiểm tra và lọc dữ liệu đầu vào: Luôn kiểm tra kỹ lưỡng tất cả dữ liệu do người dùng cung cấp, đặc biệt là các phần dữ liệu được sử dụng để chỉ định tệp để không dính lỗi bảo mật WordPress
  • Sử dụng danh sách trắng: Chỉ cho phép bao gồm các tệp nằm trong một danh sách các tệp được xác định trước là an toàn để hạn chế lỗi bảo mật WordPress
  • Cấu hình máy chủ: Cấu hình máy chủ web để ngăn chặn việc bao gồm các tệp từ nguồn bên ngoài
  • Cập nhật phần mềm: Luôn cập nhật các hệ thống, ứng dụng và plugin để vá các lỗ hổng bảo mật mới
  • Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF): WAF giúp phát hiện và chặn các yêu cầu độc hại nhắm vào ứng dụng web
  • Giám sát nhật ký: Theo dõi chặt chẽ nhật ký hoạt động của máy chủ để phát hiện các hành vi đáng ngờ.

5. Lỗi bảo mật WordPress Malware

Malware (mã độc) là mối đe dọa bảo mật nguy hiểm hàng đầu đối với các website WP, xảy ra khi phần mềm độc hại được cài lén lút vào website mà quản trị web không biết.

Malware tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như irus, trojan, ransomware, spyware, hoặc các loại mã độc khác.

Thiết bị nhiễm mã độc Malware

Thiết bị nhiễm mã độc Malware

Tác hại

  • Lấy cắp thông tin: Malware có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng của khách hàng…thông qua lỗi bảo mật WordPress
  • Phá hoại website: Malware có thể thay đổi nội dung, xóa dữ liệu, hoặc thậm chí làm sập website của bạn
  • Gửi email spam: Website của bạn có thể bị lợi dụng để gửi email spam, ảnh hưởng đến uy tín và bị đưa vào danh sách đen
  • Chuyển hướng độc hại: Malware có thể chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại khác, lây nhiễm thêm mã độc hoặc lừa đảo
  • Giảm hiệu suất website: Malware có thể làm chậm website, gây khó khăn cho người dùng truy cập và ảnh hưởng đến SEO.

Giải pháp khắc phục

  • Kiểm tra và lọc dữ liệu đầu vào: Luôn kiểm tra kỹ lưỡng tất cả dữ liệu do người dùng cung cấp, đặc biệt là các phần dữ liệu được sử dụng để chỉ định tệp để không dính lỗi bảo mật WordPress
  • Sử dụng danh sách trắng: Chỉ cho phép bao gồm các tệp nằm trong một danh sách các tệp được xác định trước là an toàn để hạn chế lỗi bảo mật WordPress
  • Cấu hình máy chủ: Cấu hình máy chủ web để ngăn chặn việc bao gồm các tệp từ nguồn bên ngoài
  • Cập nhật phần mềm: Luôn cập nhật các hệ thống, ứng dụng và plugin để vá các lỗ hổng bảo mật mới
  • Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF): WAF giúp phát hiện và chặn các yêu cầu độc hại nhắm vào ứng dụng web
  • Giám sát nhật ký: Theo dõi chặt chẽ nhật ký hoạt động của máy chủ để phát hiện các hành vi đáng ngờ.

Pima Digital đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về 5 loại lỗ hổng bảo mật WordPress phổ biến nhất đồng thời đưa ra phương án khắc phục phục hiệu quả trong bài viết trên. Hãy bắt đầu tăng cường bảo mật WordPress ngay hôm nay để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và website của mình.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.