Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) được coi là một bước quan trọng và là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của chiến dịch SEO. Nó không chỉ đơn giản là việc tìm kiếm từ khóa cho phù hợp, mà còn đòi hỏi bạn cần có sự hiểu biết và xác định được ý định tìm kiếm của người dùng.
Hãy cùng Pima Digital khám phá cách nghiên cứu, phân tích từ khóa SEO hiệu quả để nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm và thu hút người dùng truy cập qua nội dung cung cấp dưới đây.
Nghiên cứu từ khóa là gì?
Keyword Research là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ mà người dùng truy vấn vào các công cụ tìm kiếm chẳng hạn như Google, Bing… để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ.
Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng trong SEO?
- Giúp bạn hiểu được ý định tìm kiếm và cải thiện trải nghiệm người dùng: Nhờ vào việc phân tích và tìm hiểu về các từ khóa liên quan đến chủ đề ngách, bạn sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mình hướng đến, nhu cầu của họ là gì. Từ đó, bạn có thể cung cấp nội dung có giá trị, đáp ứng đúng yêu cầu của họ.
- Phân tích và lọc ra bộ từ khóa phù hợp để tối ưu SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa không chỉ giúp bạn xác định được số lượng tìm kiếm, độ khó của từ khóa, mà còn cho phép bạn khám phá bộ keyword mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng và cách họ xếp hạng trên SERP ra sao. Nhờ đó, bạn có thể chọn những từ khóa phù hợp để triển khai nội dung theo từng chủ đề – Topic Cluster.
- Tăng thứ hạng và lưu lượng truy cập vào website: Việc sử dụng các từ khóa chính và từ khóa phụ phân bổ trong tiêu đề, thẻ heading, nội dung bài viết giúp cải thiện thứ hạng website trên SERP, từ đó tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và tỷ lệ chuyển đổi.
- Tối ưu hóa chi phí quảng cáo (CPC): Bạn có thể dễ dàng đạt được thứ hạng cao trên SERP mà không tốn một đồng nào cho các chiến dịch quảng cáo trả tiền khi nhấp chuột (CPC), nếu thực hiện nghiên cứu và lựa chọn bộ từ khóa phù hợp với chủ đề website.
Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả, chi tiết nhất
Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của chiến dịch SEO
Trước khi tiến hành triển khai các bài viết trên bất kỳ website nào, bạn cần phải hiểu rõ được lĩnh vực kinh doanh, thị trường, đặc thù ngành nghề này là gì? Sản phẩm/dịch vụ cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng cần hướng đến là ai? Mục đích thực hiện để tăng lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi hay nâng cao độ nhận diện thương hiệu?
Chẳng hạn như nắm bắt một số thông tin về khách hàng như: Độ tuổi, giới tính, sở thích, địa điểm, nhu cầu, thu nhập hiện tại… Điều này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nghiên cứu, lựa chọn từ khóa phù hợp, tạo nội dung hiệu quả, có giá trị với người dùng.
Bước 2: Tìm ý tưởng từ khóa
Xác định từ khóa “hạt giống” (seed keyword)
Từ khóa “hạt giống” hay còn gọi là từ khóa chủ quan, từ khóa chính: Là từ khóa ngắn, liên quan đến chủ đề của website bạn. Chúng giúp bạn xác định được đâu là thị trường ngách, từ đó triển khai ra các bộ từ khóa khác như Long-tail Keyword.
Ví dụ: Nếu website bạn bán quần áo, váy đầm thiết kế cho nữ thì từ khóa hạt giống của bạn có thể là:
- Quần áo nữ thiết kế
- Đầm thiết kế đẹp
- Chân váy công sở
- …
Mở rộng từ khóa liên quan
Sau khi xác định được từ khóa chính, bạn sẽ tiến hành mở rộng nó với những keyword phụ chi tiết về thị trường ngách, thường là những từ khóa dài (Long-tail Keyword).
Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như: Google Ads, Semrush, Ahrefs… kết quả gợi ý tìm kiếm của Google Autocomplete hoặc trong phần từ khóa liên quan (Related Searches).
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là 2 trường hợp có thể xảy ra khi phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Bạn đã biết website của các đối thủ nhưng chưa có danh sách từ khóa: Hãy nhập địa chỉ web vào các công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush hoặc Ahrefs như ví dụ bên dưới để thu thập thông tin về các keyword mà họ đang sử dụng để xếp hạng.
- Bạn chưa xác định được đối thủ cạnh tranh là ai: Thực hiện search các từ khóa hạt giống và từ khóa liên quan trên Google để xác định các website nào có tỷ lệ xuất hiện cao thì chọn. Sau đó đưa vào tool để kiểm tra xem họ đang tập trung đẩy top cho những keyword nào.
Cách kiểm tra danh sách từ khóa của đối thủ bằng Semrush:
- Bước 1: Truy cập tính năng Domain Overview của công cụ Semrush ở thanh menu dọc.
- Bước 2: Điền URL của đối thủ vào thanh tìm kiếm, tùy chọn khu vực Việt Nam => Nhấn Search
- Bước 3: Kéo chuột xuống phần Organic Research. Chọn View details trong mục Top Organic Keywords.
- Bước 4: Một list danh sách từ khóa hiện ra, nhấn vào Position 2 lần để lọc từ khóa và sắp xếp các Keyword đang trên Top của đối thủ.
- Bước 5: Để tối ưu bộ từ khóa và loại bỏ các từ, cụm từ không liên quan về chủ đề website mình, bạn có sử dụng thêm bộ lọc nâng cao – Advanced Filters.
Bước 3: Phân tích từ khóa
Sau khi bạn đã thu thập danh sách với hàng trăm, hàng nghìn từ khóa khác nhau, bước tiếp theo sẽ phân tích chúng để lựa chọn những keyword phù hợp nhất cho chiến dịch SEO và mang lại kết quả tốt nhất cho website của mình.
Xem khối lượng tìm kiếm (Search Volume) của từ khóa đó
Search Volume là chỉ số đo lường số lượng người tìm kiếm từ khóa đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tháng). Chỉ số này càng cao thì bạn có thể nhận được nhiều lưu lượng truy cập nếu bạn triển khai và xếp hạng cao cho từ khóa đó.
Nếu là Newbie và website bạn là mới thì Pima Digital khuyên bạn không nên quá chú trọng vào các từ khóa có khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh cao mà hãy triển khai các từ khóa long-tail để dễ lên Top.
Xu hướng tìm kiếm của từ khóa (Keyword Trends)
Bạn có thể cài đặt Google Trends để theo dõi và nắm bắt được từ hoặc cụm từ khóa nào đang được người dùng quan tâm, khối lượng tìm kiếm tăng hay giảm theo thời gian. Từ đó điều chỉnh để chọn lựa bộ từ khóa phù hợp và triển khai nội dung SEO hiệu quả.
Xem xét độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty – KD)
KD là một chỉ số đo lường mức độ cạnh của từ khóa giữa các đối thủ đang kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, chủ đề. Chỉ số này được biểu thị từ thang điểm 0 đến 100. Nếu Keyword Difficulty càng cao thì từ khóa đó càng khó để xếp hạng nhanh trên SERP.
Có nhiều yếu tố để đánh giá độ khó của từ khóa:
- Mục đích tìm kiếm của người dùng
- Xếp hạng Domain Authority của bạn so với các tên miền khác
- Số lượng và chất lượng các Backlink
- Tính liên quan về chủ đề giữa trang web và từ khóa (Topical Authority)
- Khối lượng tìm kiếm (Search Volume) của từ khóa
- …
Phân tích chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC)
Cost Per Click (CPC) cho biết số tiền bạn phải trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn trên các công cụ tìm kiếm cho một từ khóa nhất định.
Thông thường những từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ thường có CPC cao do mức độ cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp không ngần ngại mà chi trả nhiều tiền để xếp hạng cao trên SERP, thu hút khách hàng.
Bước 4: Phân loại từ khóa dựa vào ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng
Để triển khai nội dung bài viết đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và xếp hạng cao trên SERP, trước hết bạn cần phải xác định được bộ từ khóa mà bạn hướng đến thuộc dạng Search Intent nào?
4 dạng Search Intent chính:
- Ý định tìm kiếm điều hướng (Navigational Intent): Người dùng muốn tìm kiếm một trang web cụ thể. Truy vấn này được thực hiện khi người dùng đã biết được một số thông tin như: tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, chủ đề website…
- Ý định tìm kiếm thông tin (Information Intent): Người dùng muốn tìm hiểu thông tin về một chủ đề nào đó hoặc một câu hỏi cụ thể. Các tiền/hậu tố đi kèm như: cách thực hiện, là gì? ở đâu? như thế nào? làm sao? là ai?
- Ý định tìm kiếm thương mại (Commercial Intent): Người dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua hàng. Các tiền/hậu tố kèm theo như: top, tốt nhất, review, so sánh…
- Ý định tìm kiếm giao dịch (Transactional Intent): Người dùng muốn thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng. Những tiền/hậu tố đi kèm truy vấn như: giá, mua, bán, thuê, mã khuyến mãi, đặt hàng, giá tốt…
Bước 5: Sắp xếp và gom nhóm từ khóa
Gom nhóm từ khóa (Keyword Grouping) hiểu đơn giản là việc bạn liệt kê ra danh sách các từ khóa liên quan có chung ngữ nghĩa và ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng. Từ đó phân bổ, sắp xếp từ khóa chính, phụ rải đều ở đoạn sapo mở đầu, kết bài, các thẻ Heading, nội dung… để tối ưu cấu trúc trang web, cải thiện trải nghiệm người dùng và thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).
Một bộ từ khóa sau khi gom nhóm sẽ bao gồm từ khóa chính (Parent Keyword) và các từ khóa mở rộng khác (từ khóa phụ).
2 cách thường dùng nhất:
Thực hiện thủ công
Bước đầu, bạn chọn những từ na ná nhau về ngữ nghĩa tập hợp lại một nhóm. Sau đó, bạn lên Google ẩn danh dùng chính các từ này để tìm kiếm, nếu trong top 10 có tối thiểu 50% các kết quả trả về giống nhau thì các từ khóa này cùng Intent. Cách thực hiện này tốn khá nhiều thời gian và công sức so với sử dụng công cụ hỗ trợ.
Ví dụ bạn có một từ khóa chính về chủ đề “quần tây”, trong danh sách từ khóa có 2 keyword là “quần tây nữ công sở” và “quần tây nữ”. Để xác định xem đây có phải là từ khóa phụ không bằng cách search trên tab ẩn danh và so sánh 2 kết quả trả về.
Sử dụng công cụ hỗ trợ
Được thực hiện khi bạn có quá nhiều từ khóa cần kiểm tra và gom nhóm. Một số công cụ như: Keywords Insights, SE Ranking, Semrush, Contadu, Ahrefs, Google Keyword Planner… Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra lại 1 lần nữa vì đôi khi các công cụ vẫn có thể sai.
Cách gom nhóm bằng Semrush:
- Truy cập vào tính năng Keyword Strategy Builder của Semrush và tiến hành mở danh sách các từ khóa mà bạn đã tạo lập trước đó.
- Sau đó nhấp chọn “Cluster this list”. Công cụ sẽ nhóm các từ khóa trước đó theo từng chủ đề.
- Bạn nên dựa vào các chỉ số về Intent, Volume, KD, Keyword để lựa chọn cho mình những từ khóa có cơ hội xếp hạng cao để tối ưu nội dung SEO.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng Keyword Strategy Builder của Semrush để lập danh sách các từ khóa mở rộng.
Một số lưu ý để lựa chọn bộ từ khóa triển khai hiệu quả
- Cần hiểu rõ về chủ đề, khách hàng hướng đến và ý định tìm kiếm của người dùng.
- Chọn các từ khóa phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
- Sử dụng các từ khóa đuôi dài (Longtail Keyword). Mặc dù có lượng tìm kiếm thấp nhưng chúng có tính chất chi tiết, dễ dàng xếp hạng trên SERP và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
- Ưu tiên từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp, tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Báo cáo từ khóa có lưu lượng truy cập và xếp hạng cao của đối thủ cạnh tranh (ưu tiên chọn các URL không có hoặc rất ít backlink)
Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa SEO phổ biến nhất hiện nay
Semrush
Website: semrush.com
Tính năng:
- Hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, phân tích hiệu suất của website
- Theo dõi các chỉ số quan trọng về hiệu suất trang web, thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm
- Phân tích các chiến lược SEO của đối thủ: Lưu lượng truy cập, liên kết, từ khóa
- Kiểm tra liên kết Internal Link, Backlink của cả website bạn và đối thủ
- Phân tích và kiểm tra các vấn đề SEO Onpage…
Chi phí: Công cụ có bản dùng miễn phí, tuy nhiên người dùng sẽ bị giới hạn một số tính năng. Do đó, để trải nghiệm các chức năng nâng cao, bạn có thể tham khảo 3 gói dịch vụ tại đây:
- Gói Pro: 139.95 USD/tháng
- Gói Guru: 249.95 USD/tháng
- Gói Business: 449.95 USD/tháng
Ahrefs
Website: ahrefs.com
Tính năng:
- Phân tích, gom nhóm từ khóa theo từng chủ đề
- Phân tích các liên kết: Internal Link, External Link, Backlink cho cả website của bạn và đối thủ.
- Theo dõi thứ hạng từ khóa
- Đánh giá hiệu suất trang web và đưa ra những gợi ý cải thiện thứ hạng website trên SERP…
Chi phí: Ahrefs cũng cho phép người dùng sử dụng một số tính năng miễn phí làm quen trước khi tiến hành mua các gói nâng cao. Trong đó có:
- Gói Lite: 129 USD/tháng
- Gói Standard: 249 USD/tháng
- Gói Advanced: 449 USD/tháng
- Gói Enterprise: 14.990 USD/năm
Keywordtool.io
Website: keywordtool.io
Tính năng:
- Cung cấp gợi ý từ khóa trên nhiều nền tảng như Google, Youtube, Bing…
- Gợi ý từ khóa dài, có tiềm năng xếp hạng cao trên SERP
- Kiểm tra lượt tìm kiếm hàng tháng và độ cạnh tranh của từ khóa…
Chi phí: Công cụ có cả phiên bản miễn phí (KeywordTool.io Free), trong đó có một số tính năng bị hạn chế và bản trả phí với 3 gói cơ bản:
- Gói Pro Basic: 89 USD/tháng
- Gói Pro Plus: 99 USD/tháng
- Gói Pro Business: 199 USD/tháng
Google Keyword Planner
Website: ads.google.com
Tính năng:
- Cung cấp dữ liệu về khối lượng tìm kiếm (Volume), mức độ cạnh tranh, chi phí quảng cáo (CPC) của từ khóa
- Gợi ý các từ khóa tìm kiếm theo xu hướng
- Theo dõi thứ hạng từ khóa…
Chi phí: Đây là một công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa miễn phí, tuy nhiên bạn cần phải có tài khoản Google Ads để truy cập.
SE Ranking
Website: seranking.com
Tính năng:
- Cung cấp các chỉ số gợi ý về từ khóa như khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh, tỷ lệ nhấp chuột (CPC)
- Theo dõi và phân tích thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm
- Phân tích liên kết, từ khóa, Backlink của đối thủ
- Cung cấp dữ liệu về lưu lượng truy cập và hiệu suất của trang web…
Chi phí: Có bản dùng thử miễn phí trong vòng 7 ngày cho người dùng trải nghiệm
- Gói Essential: 52 USD/tháng
- Gói Pro: 95.20 USD/tháng
- Gói Business: 207.20 USD/tháng
Trên đây là những kiến thức mà Pima Digital đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các newbie SEO hoặc team content trong quá trình nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) để triển khai chiến lược SEO hiệu quả.
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/