SSL là gì? 7 điều cần biết về chứng chỉ bảo mật SSL

Trang chủ Kiến thức website SSL là gì? 7 điều cần biết về chứng chỉ bảo mật SSL

Bạn có biết rằng việc sử dụng SSL không chỉ giúp bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng mà còn giúp tăng cường độ tin cậy cho website của bạn không? Google đã công bố rằng các website sử dụng HTTPS (SSL) sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Vậy SSL là gì và làm thế nào để cài đặt SSL cho website của bạn? Tất cả sẽ được Pima Digital giải đáp chi tiết ngay sau đây.

SSL là gì? 7 điều cần biết về chứng chỉ bảo mật SSL

SSL là gì? 7 điều cần biết về chứng chỉ bảo mật SSL

Chứng chỉ SSL là gì? SSL certificate là gì?

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng, đội ngũ Pima Digital gặp rất nhiều câu hỏi về chứng chỉ bảo mật SSL là gì, chứng thư số SSL là gì, chứng chỉ bảo mật SSL… Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

SSL (Secure Sockets Layer) là giao thức bảo mật không gian mạng dựa trên mã hóa để đảm bảo quyền riêng tư, xác thực và tính trọn vẹn của dữ liệu khi hoạt động trên Internet.

Tất cả dữ liệu được truyền dẫn từ máy chủ hệ thống và các trình duyệt sẽ được mã hóa tăng tính riêng tư, tách rời tránh nguy cơ bị đánh cắp thông tin, can thiệp tới dữ liệu dữ liệu.

Một website được công nhận SSL sẽ có ký hiệu “HTTPS” trong URL thay vì “HTTP”

HTTPS công nhận chứng chỉ bảo mật SSL bảo đảm an toàn dữ liệu

HTTPS công nhận chứng chỉ bảo mật SSL bảo đảm an toàn dữ liệu

Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào?

SSL là một giao thức bảo mật thiết yếu cho các website, đặc biệt là những website xử lý thông tin nhạy cảm như thông tin thanh toán. SSL mã hóa dữ liệu, xác thực danh tính và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, tạo ra một kết nối an toàn và đáng tin cậy giữa máy chủ và trình duyệt.

Đăng ký SSL để làm gì?

Mã hóa dữ liệu cá nhân

SSL đảm bảo thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa trước khi gửi qua internet và chỉ duy nhất người nhận được chỉ định mới có thể kiểm tra. Khiến cho tin tặc hay bot tự động không thể đọc hay đánh cắp thông tin.

Khi chưa mã hóa thông tin với chứng thư số SSL, thông tin tài khoản tín dụng, mật khẩu, dữ liệu cá nhân sẽ hiển thị công khai trong quá trình truyền từ máy tính này đến máy tính khác cuối cùng  đến hệ thống đích.

Dữ liệu cá nhân sẽ được mã hóa thành chuỗi số 0,1

Dữ liệu cá nhân sẽ được mã hóa thành chuỗi số 0,1

Tăng độ uy tín của thương hiệu

HTTPS hoạt động như một lớp bảo mật, ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo bằng cách xác thực danh tính của website.

Khi một website sử dụng HTTPS, hacker sẽ khó lòng tạo ra các email giả mạo hoặc thực hiện các cuộc tấn công dữ liệu (Man-in-the-middle) để đánh cắp thông tin của người dùng giúp bạn bảo vệ danh tiếng của thương hiệu, giữ lòng tin của khách hàng.

Hỗ trợ việc tuân thủ quy định PCI Compliance

Chứng chỉ bảo mật SSL là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến, đặc biệt là đối với các website thu thập thông tin thẻ tín dụng. Và đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn PCI DSS – bộ quy tắc bảo mật do các công ty thẻ tín dụng lớn ban hành nhằm bảo vệ dữ liệu chủ thẻ.

Quy định PCI yêu cầu bảo mật cao đối với hình thức thanh toán qua thẻ

Quy định PCI yêu cầu bảo mật cao đối với hình thức thanh toán qua thẻ

Cải thiện SEO

Kể từ năm 2014, Google đã chính thức xác nhận rằng các trang web sử dụng giao thức HTTPS sẽ được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm. Quyết định này nhằm khuyến khích việc bảo mật thông tin người dùng trên toàn bộ web (Search Engine Land).

Việc này giúp bạn cải thiện vị trí website trong kết quả tìm kiếm, tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng thứ hạng đánh giá của Google.

Các nguyên tắc cơ bản của công nghệ SSL là gì?

Mã hóa SSL là gì?

Mã hóa là quá trình chuyển đổi dữ liệu thành một dạng mã hóa mà chỉ người có quyền mới hiểu được giúp bảo vệ thông tin tốt hơn.

Để đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp với đúng người, hệ thống sẽ sử dụng một cơ chế gọi là PKI để xác minh danh tính của các bên tham gia giao tiếp trước khi cho phép họ trao đổi thông tin mật. Bằng cách sử dụng 2 loại khóa là khóa công khai và khoá riêng.

Thông tin được mã hóa trước khi gửi đến máy chủ

Thông tin được mã hóa trước khi gửi đến máy chủ

Khóa công khai

Đây là một phần của cặp khóa mật mã được sử dụng trong giao thức SSL/TLS để mã hóa dữ liệu sau đó chia sẻ công khai. Khi trình duyệt nhận được khóa công khai từ máy chủ, nó sẽ sử dụng khóa này để mã hóa thông tin nhạy cảm (tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng,..) trước khi gửi đi. Và chỉ có khóa riêng tương ứng, được bảo mật nghiêm ngặt mới có thể giải mã dữ liệu này.

Khóa riêng

Khóa riêng thường là một chuỗi ký tự duy nhất, được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ được biết đến bởi chủ sở hữu của nó (thường là máy chủ web) để mở khóa những dữ liệu đã được mã hóa bằng khóa công khai tương ứng.

Nhờ tính độc quyền này, khóa riêng đảm bảo rằng chỉ có người gửi và người nhận chỉ định mới có thể đọc được dữ liệu giúp bạn bảo vệ thông tin khỏi sự truy cập trái phép

Xác thực giao thức SSL là gì?

Máy chủ sẽ gửi khóa công khai đến giao thức SSL đến trình duyệt xác minh từ bên thứ ba để đảm bảo máy chủ web chính là máy chủ hệ thống chỉ định dự kiến.

Xác thực giao thức SSL

Xác thực giao thức SSL

Chữ ký số

Khi thiết lập, bên nhận sẽ cung cấp chữ ký số (dãy số duy nhất theo từng chứng chỉ) sau đó so sánh với dãy chữ số ban đầu để đảm bảo tính bảo mật, bên ngoài không thể can thiệp được qua mạng.

Chữ ký số đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật

Chữ ký số đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật

5 định nghĩa cơ bản về chứng thư số SSL

Domain Validation (DV SSL)

Đây là một lớp bảo mật cơ bản, xác thực quyền sở hữu của một tên miền. Khi website sử dụng DV SLL, người dùng sẽ thấy biểu tượng ổ khóa và thanh địa chỉ chuyển sang https://, chứng tỏ dữ liệu truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt đã được mã hóa, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng

Organization Validation (OV SSL)

Khác với SSL DV chỉ xác thực quyền sở hữu tên miền, chứng chỉ OV SSL còn xác minh thông tin về tổ chức, cung cấp một lớp bảo mật cao hơn và tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp hơn cho website.

Extended Validation (EV SSL)

Là chứng thư số có tính bảo mật cao nhất và được hệ thống pháp lý rà soát nghiêm ngặt, EV SSL giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi truy cập website của bạn.

Sự khác nhau giữa 3 chứng thư số DV, OV và EV

Sự khác nhau giữa 3 chứng thư số DV, OV và EV

Subject Alternative Names (SANs SSL)

SANs SSL là giải pháp lý tưởng cho các tổ chức cần bảo mật nhiều tên miền, bao gồm các tên miền chính, tên miền phụ và các tên miền hoàn toàn khác nhau.

Nhờ SANs, bạn có thể quản lý toàn bộ chứng chỉ của mình từ đó tăng cường hệ thống bảo mật, giảm thiểu chi phí hiệu chỉnh.

Wildcard SSL Certificate (Wildcard SSL)

Đối với các hệ thống thương mại điện tử sử dụng subdomain, SSL Wildcard là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn. Chứng chỉ này cho phép bảo mật toàn bộ các subdomain với một cấu hình duy nhất, giúp giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả quản lý giúp khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch trực tuyến trên hệ thống.

Wildcard SSL hỗ trợ bảo mật sub domain

Wildcard SSL hỗ trợ bảo mật sub domain

Trình quản lý chứng chỉ của AWS là gì?

AWS Certificate Manager (ACM) chính là một dịch vụ miễn phí của Amazon Web Services (AWS) giúp bạn dễ dàng tạo, quản lý và sử dụng toàn bộ hệ thống website của bạn trên nền tảng AWS.

Thay vì phải mua chứng chỉ từ các nhà cung cấp trung gian và thực hiện các thủ tục phức tạp, bạn có thể trực tiếp sử dụng ACM để tự động hóa toàn bộ quá trình này.

Chứng chỉ SSL/TLS có những loại nào?

Tùy theo tên miền và loại xác thực mà các chứng chỉ xác thực sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau.

Chứng chỉ xác thực mở rộng

EV SSL/TLS là cấp độ cao nhất của chứng chỉ bảo mật SSL, nó cung cấp mức độ bảo mật và xác thực mạnh mẽ nhất. Để đạt được chứng chỉ EV, tổ chức phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo thông tin trên website là chính xác và đáng tin cậy, có thể yên tâm giao dịch.

Chứng chỉ EV SSL/TLS bảo mật website an toàn nhất

Chứng chỉ EV SSL/TLS bảo mật website an toàn nhất

Chứng chỉ xác thực tổ chức

Qua quá trình xác minh quyền sở hữu miền và thông tin doanh nghiệp, chứng chỉ OV giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và bảo vệ dữ liệu truyền tải.

Khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt với các website khác nhờ hệ thống thông tin tổ chức được hiển thị trên thanh địa chỉ trình duyệt.

Chứng chỉ xác thực miền

DV SSL/TLS là chứng chỉ cấp độ cơ bản nhất, cung cấp mức độ xác thực thấp nhất so với OV và EV với quy trình cấp phát đơn giản, chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu miền.

Do không xác minh thông tin doanh nghiệp, chứng chỉ DV phù hợp với các website cá nhân hoặc blog, không thích hợp cho các website thương mại hoặc xử lý dữ liệu nhạy cảm.

Chứng chỉ xác thực miền chỉ xác thực ở mức cơ bản

Chứng chỉ xác thực miền chỉ xác thực ở mức cơ bản

Chứng chỉ SSL/TLS miền đơn

Đây là loại chứng chỉ chỉ bảo vệ duy nhất một tên miền hoặc một địa chỉ phụ (subdomain) của một tên miền.

Ví dụ, nếu bạn có chứng chỉ cho tên miền example.com nhưng không thể đồng thời sử dụng chứng chỉ SSL cho phần văn bản mở rộng trước tên miền như sub.example.com

Chứng chỉ SSL/TLS ký tự đại diện

SSL chính là giải pháp tối ưu giúp bạn bảo vệ nhiều tên miền liên quan cùng một lúc. Thay vì mua nhiều chứng chỉ, bạn chỉ cần một chứng chỉ duy nhất để quản lý toàn bộ hệ thống website của mình.

Chứng chỉ SSL/TLS đa miền UCC

Loại chứng chỉ này cho phép bảo vệ nhiều tên miền khác nhau chỉ với một chứng chỉ duy nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí và quản lý dễ dàng cho các tổ chức sở hữu nhiều website.

Hệ thống quản lý chứng chỉ SSL đa miền

Hệ thống quản lý chứng chỉ SSL đa miền

>> Tìm hiểu thêm: 12 Cách Bảo mật Website đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp và xác nhận chứng chỉ SSL?

Chứng chỉ SSL sẽ được xác thực bởi các Cơ quan cấp phát chứng chỉ (Certification Authority – CA) như Comodo, DigiCert, Let’s Encrypt. Bạn sẽ được kiểm tra và xác minh thông minh trước khi nhận chứng chỉ.

Nếu chứng chỉ hợp lệ, trình duyệt sẽ hiển thị biểu tượng ổ khóa và thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh hiển thị kết nối an toàn.

Ở Việt Nam, đơn vị/tổ chức nào chịu trách nhiệm cấp phát chứng chỉ SSL?

Hiện tại Việt Nam không có một cơ quan nhà nước nào trực tiếp cấp phát chứng chỉ SSL. Do đó việc cấp phát chứng chỉ sẽ được thực hiện bởi các cơ quan cấp phát chứng chỉ quốc tế (CA) sau đó được phân phối bởi các nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc các đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật tại Việt Nam.

Chứng chỉ SSL có hiệu lực trong bao lâu?

Thời hạn hiệu lực của loại chứng chỉ này thường dao động từ 1 đến 2 năm tùy theo loại chứng chỉ và nhà cung cấp khác nhau.

  • Chứng chỉ DV (Domain Validation) sẽ có thời hạn ngắn hơn so với chứng chỉ OV (Organization Validation) hoặc EV (Extended Validation).
  • Mỗi nhà cung cấp sẽ có chính sách riêng về thời hạn hiệu lực.

Chứng chỉ SSL có những gì?

Secure Sockets Layer bao gồm ba thành phần chính: khóa công khai dùng để mã hóa dữ liệu, khóa riêng để giải mã và thông tin xác thực danh tính của website.

Có chứng chỉ SSL miễn phí không?

Có một số nhà cung cấp cung cấp chứng chỉ miễn phí, nhưng thường có hạn chế về tính năng và thời gian sử dụng. Đa phần họ cho phép miễn phí dạng dùng thử để trải nghiệm dịch vụ.

Việc hiểu rõ SSL là gì không chỉ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng mà còn cải thiện uy tín website. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được Pima Digital trả lời sớm nhất nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.