CSS là gì? CSS dùng để làm gì trong thiết kế website?

Trang chủ Kiến thức website CSS là gì? CSS dùng để làm gì trong thiết kế website?

 Chúng ta thường nghe về bộ đôi CSS và HTML (hoặc HTML5) đóng vai trò quan trọng giúp việc thiết kế website đẹp mắt và hiện đại. Với HTML có lẽ đã quá quen thuộc, vậy còn CSS là gì? Nó hỗ trợ lập trình viên và người dùng ra sao? Cách sử dụng CSS như thế nào?

Bài viết sau đây Pima Digital sẽ giải đáp toàn diện giúp các newbie có một nền tảng kiến thức thật vững chắc nhé!

CSS là gì? Bí quyết tạo nên website đẹp mắt và chuyên nghiệp

CSS là gì? Bí quyết tạo nên website đẹp mắt và chuyên nghiệp

Khái niệm CSS là gì?

CSS (Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ tạo phong cách hay còn được gọi là ngôn ngữ Style Sheet. CSS là phát minh của lập trình viên Hakon Wium Lie, được ra mắt vào năm 1994. Nó dùng để định dạng các phần tử của ngôn ngữ HTML hoặc HTML5 như:

  • Màu sắc: Màu chữ, màu viền, màu nền…
  • Phông chữ: Kiểu chữ, kích thước chữ, độ dày chữ…
  • Bố cục: Vị trí, kích thước, căn chỉnh…
  • Hiệu ứng: Chuyển tiếp, di chuột…
CSS là ngôn ngữ định dạng phong cách, giúp giao diện website thu hút và ấn tượng

CSS là ngôn ngữ định dạng phong cách, giúp giao diện website thu hút và ấn tượng

Cách thức hoạt động của CSS

Khi truy cập trang web, trình duyệt (web browser) sẽ trải qua một loạt các bước để hiển thị nội dung trên màn hình. Quá trình này diễn ra như sau:

  • Tải HTML: Trình duyệt sẽ tải tệp HTML từ máy chủ web
  • Tạo cây DOM (Document Object Model): Sau đó, HTML được chuyển đổi thành một cấu trúc dữ liệu gọi là DOM. Nó đại diện cho cấu trúc của trang web dưới dạng mô hình cây, với mỗi phần tử (element) HTML là một nút trong cây.
  • Tải tài nguyên: Trong khi DOM đang được tạo, web browser tìm và tải các file khác như CSS, JavaScript, hình ảnh, video và một số tài nguyên khác trên website.
  • Tạo cây CSSOM (CSS Object Model): Trình duyệt phân tích các quy tắc CSS và tạo ra một cấu trúc dữ liệu khác gọi là CSSOM. Nó chứa thông tin về các kiểu dáng, màu sắc, kích thước, và các thuộc tính khác của các phần tử.
  • Kết hợp DOM và CSSOM: Web browser kết hợp DOM và CSSOM để tạo ra một cây render, đây là một bản mô tả chi tiết về cách nội dung hiện ra trên trang web.
  • Hiển thị: Cuối cùng, trình duyệt vẽ (painting) trang web lên màn hình dựa trên thông tin trong cây render.

Ví dụ: Giả sử bạn có một thẻ HTML <h1>Tiêu đề trang</h1>. Trong file CSS có quy tắc h1 {color: blue;}. Khi trình duyệt kết hợp DOM và CSSOM, nó sẽ xác định thẻ <h1> có màu xanh, sau đó hiển thị tiêu đề theo đúng cách đó trên website bạn truy cập.

Kết quả hiện ra màn hình website khi CSS chạy mã lệnh định dạng nội dung

Kết quả hiện ra màn hình website khi CSS chạy mã lệnh định dạng nội dung

CSS dùng để làm gì trong thiết kế website?

Tạo kiểu và hiệu ứng cho website

Nếu thiếu CSS, trang web sẽ khó truy cập, khó đọc và nhàm chán. Ngôn ngữ Style Sheet giúp bạn định dạng giao diện và bố trí phần tử HTML một cách linh hoạt và sáng tạo, từ chọn màu sắc và font chữ đến định dạng button, form, table và list. Nó cũng hỗ trợ tạo hiệu ứng chuyển động, làm trang web sinh động và thu hút hơn.

Tách biệt nội dung với định dạng

Với CSS, bạn có thể giữ cho nội dung (HTML) và định dạng (CSS) của trang web được tách biệt. Điều này giúp cho các nhà thiết kế, lập trình viên quản lý và cập nhật giao diện trang web trở nên dễ dàng hơn, vì bạn chỉ cần chỉnh sửa các tệp CSS mà không sợ ảnh hưởng đến nội dung chính.

Các mã lệnh CSS và HTML trình bày tách biệt với nhau

Các mã lệnh CSS và HTML trình bày tách biệt với nhau

Nâng cao khả năng truy cập

Ngôn ngữ này giúp nội dung hiển thị tốt trên nhiều thiết bị với kích cỡ màn hình khác nhau, chẳng hạn tăng giảm kích thước chữ, thay đổi độ tương phản màu sắc. Điều này đảm bảo cho tất cả người dùng, bao gồm cả những người khuyết tật đều có thể truy cập và trải nghiệm trang web một cách thuận tiện.

Thuận tiện cho việc bảo trì

Sử dụng CSS giúp cho việc chăm sóc website trở nên đơn giản hơn. Bằng cách tách biệt rõ ràng giữa nội dung và định dạng, bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện của toàn bộ trang web chỉ bằng việc chỉnh sửa một vài dòng mã CSS. Điều này tiết kiệm thời gian và công sức khi cần cập nhật hay làm mới thiết kế.

Sau khi hiểu rõ CSS dùng để làm gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem nó có cấu trúc và hoạt động như thế nào nhé.

Ngôn ngữ Style Sheet tích hợp các hiệu ứng động giúp website mang tính tương tác cao

Ngôn ngữ Style Sheet tích hợp các hiệu ứng động giúp website mang tính tương tác cao

Bố cục và cấu trúc của CSS gồm những gì?

Bố cục của CSS

Một trang web được chia thành nhiều “khối” khác nhau, và CSS sẽ điều chỉnh màu sắc, kích thước, vị trí… của từng khối để tạo ra một giao diện hoàn chỉnh. Các thuộc tính chính của nó này gồm:

  • Padding (Lớp đệm): Đây là không gian bao quanh nội dung bên trong của một phần tử. Ví dụ, đối với một đoạn văn bản, lớp đệm sẽ tạo khoảng cách giữa chữ viết và viền của hộp chứa nó, đảm bảo nội dung không bị ép sát vào viền.
  • Border (Đường viền): Nằm ngay bên ngoài lớp đệm, đường viền là một lớp bảo vệ cho element, tạo ra sự tách biệt rõ ràng giữa nội dung và các phần tử xung quanh. Đường viền này có thể tùy chỉnh độ dày, kiểu dáng và màu sắc.
  • Margin (Lề): Thuộc tính lề tạo không gian bên ngoài hộp, giúp các nội dung không chồng lên nhau và giữ khoảng cách hợp lý, giúp bố cục tổng thể trở nên hài hòa và cân đối hơn.
Bố cục của Cascading Style Sheets (CSS)

Bố cục của Cascading Style Sheets (CSS)

Cấu trúc cơ bản của một đoạn CSS

  • Bộ chọn (Selector): Xác định các element trong HTML cần định dạng. Có đa dạng các loại bộ chọn khác nhau: phần tử (element selector), class (class selector), ID (id selector), con cháu (descendant selector), anh em (sibling selector).
  • Khối khai báo (Declaration Blocks): Bao gồm thuộc tính (property) và giá trị (value) của thuộc tính đó để định dạng cho phần tử được chọn. Các khai báo này thường được ngăn cách bởi dấu “;”. Một khối bao gồm nhiều khai báo sẽ được đặt trong ngoặc nhọn {}.

Ví dụ:

p {

color: green; /* màu chữ xanh lá*/

font-size: 16px; /* kích thước chữ 16px */

}

Các thuộc tính thường sử dụng trong CSS

  • Màu sắc (Color): Background-color (màu nền), fill, (màu nội dung SVG) và stroke (màu cho đường viền SVG)…
  • Phông chữ (Font): Font-family (kiểu chữ), font-size (cỡ chữ), font-weight (độ dày chữ), text-decoration (gạch chân, gạch ngang, đổ bóng)…
  • Bố cục (Layout): Display (kiểu hiển thị: block, inline, none), position (vị trí element: static, relative, absolute, fixed), cùng với các thuộc tính khác như margin (lề), top (trên), bottom (dưới), left (trái), right (phải)…
  • Hiệu ứng (Effect): Transition (hiệu ứng chuyển tiếp), animation (hoạt hình), box-shadow (đổ bóng), border-radius (bo tròn góc), và filter (bộ lọc lên phần tử).
Sử dụng CSS thuộc tính Border Color định dạng cho văn bản

Sử dụng CSS thuộc tính Border Color định dạng cho văn bản

Lợi ích nổi bật của CSS

Tùy chỉnh dễ dàng

Bạn có thể thay đổi màu sắc, phông chữ, bố cục, và nhiều yếu tố thiết kế khác chỉ bằng cách chỉnh sửa tệp CSS, mà không cần phải điều chỉnh từng trang riêng lẻ.

Tối ưu hiệu suất tải trang

CSS giúp giảm thiểu kích thước trang web, nhờ đó tăng tốc độ tải trang. Bằng cách áp dụng các thuộc tính thiết kế từ một tệp CSS chung, bạn có thể tái sử dụng mã trên nhiều trang, giúp website tải nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Thiết kế chuyên nghiệp, hiện đại

Các hiệu ứng như làm mờ hình ảnh, hiệu ứng hover, và các chuyển động nhẹ nhàng giúp trang web trở nên sống động và hấp dẫn hơn, mang lại cảm giác chuyên nghiệp và hiện đại cho website.

Tương thích đa nền tảng

Nhờ CSS, bạn không cần lo lắng về vấn đề bố cục bị lệch hay kích thước chữ không phù hợp. Vì nó đảm bảo rằng giao diện trang web của bạn hiển thị đúng cách trên mọi loại thiết bị và trình duyệt, từ máy tính, điện thoại di động đến máy tính bảng.

Quản lý đơn giản, dễ dàng hơn

Ngay cả khi bạn đang quản lý nhiều trang web khác nhau, CSS sẽ giúp bạn đồng bộ và cập nhật phong cách thiết kế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Ngôn ngữ Style Sheets đảm bảo giao diện tương thích với thiết bị di động

Ngôn ngữ Style Sheets đảm bảo giao diện tương thích với thiết bị di động

5 phiên bản CSS và những cải tiến nổi bật

CSS1

Phiên bản đầu tiên giới thiệu các kiểu định dạng cơ bản cho văn bản và cấu trúc trang web, cho phép định nghĩa và áp dụng các thuộc tính như font chữ, màu sắc, hình nền, căn lề.

CSS2

Cascading Style Sheets 2 (CSS2) ra mắt vào năm 1998, mang đến nhiều tính năng mới như các thuộc tính về vị trí, chỉnh sửa và định dạng văn bản. Nó cải thiện khả năng kiểm soát bố cục trang web, đồng thời đảm bảo tính tương thích và hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau.

CSS2.1

Phiên bản này được hoàn thiện vào năm 2002 và ra mắt năm 2011, bổ sung nhiều module mới và điều chỉnh chi tiết các tính năng. CSS2.1 cải thiện việc xử lý bảng, định dạng bố cục, thiết kế layout, cũng như các hiệu ứng làm mờ và tạo kiểu cho văn bản.

CSS3

Đây là phiên bản kế thừa CSS2 với nhiều sự thay đổi đáng chú ý. Nó được chia thành các module nhỏ, mỗi module bổ sung chức năng mới cho trình duyệt. Các tính năng nổi bật bao gồm đổ bóng, làm mờ, chuyển động, đa cột, và đồ họa.

CSS3 còn cung cấp các bộ chọn và thuộc tính mới, cho phép tạo hiệu ứng hình ảnh phong phú mà không cần dùng đến hình ảnh đã tạo sẵn.

CSS3 với các thuộc tính hiệu ứng hoạt hình mới

CSS3 với các thuộc tính hiệu ứng hoạt hình mới

CSS4

Hiện tại, CSS4 được kỳ vọng sẽ tiếp nối CSS3 và đang trong giai đoạn phát triển. Phiên bản này dự kiến sẽ bổ sung nhiều tính năng mới, như Mutability và Hyperlink, để mở rộng khả năng của CSS.

CSS4 hiện đang được phát triển và dự đoán có thêm nhiều tính năng mới nổi bật

CSS4 hiện đang được phát triển và dự đoán có thêm nhiều tính năng mới nổi bật

Những phương pháp nhúng CSS vào website thường được sử dụng

CSS nội tuyến (Inline CSS)

Đây là phương pháp cho phép bạn gán các kiểu trực tiếp vào từng phần tử HTML thông qua thuộc tính “style”. Nó giúp bạn thiết lập định dạng riêng cho mỗi element, thay vì áp dụng chung cho toàn bộ trang web hoặc một nhóm phần tử. Tuy nhiên, với số lượng lớn, việc sử dụng Inline CSS sẽ trở nên khó quản lý và không thích hợp cho các dự án lớn hoặc phức tạp.

Inline CSS tạo định dạng riêng lẻ cho từng nội dung H1, paragraph của HTML

Inline CSS tạo định dạng riêng lẻ cho từng nội dung H1, paragraph của HTML

CSS nội bộ (Internal CSS)

Nó còn được gọi là CSS nhúng, cho phép bạn thêm các thuộc tính trực tiếp vào bên trong trang HTML bằng cách sử dụng thẻ <style>. Khác với Inline CSS, Internal CSS có thể áp dụng định dạng cho toàn bộ trang web hoặc cho một phần cụ thể mà không cần phải tạo một tệp CSS riêng.

Ưu điểm của CSS nhúng là giúp mã HTML tinh gọn và dễ triển khai. Tuy nhiên, khi mã trở nên phức tạp, việc chỉnh sửa và bảo trì có thể gặp khó khăn. Ngoài ra, việc chia sẻ và tái sử dụng cũng gặp hạn chế, làm cho phương pháp này không phù hợp cho các trang web lớn.

Internal CSS có thể tạo kiểu cho toàn bộ trang web hoặc cho một nhóm element

Internal CSS có thể tạo kiểu cho toàn bộ trang web hoặc cho một nhóm element

CSS bên ngoài (External CSS)

Đây là phương pháp đặt các thuộc tính vào trang web bằng cách lưu trữ chúng trong một tệp độc lập (thường có phần mở rộng .css) và liên kết tệp đó với trang HTML qua thẻ <link>. External CSS giúp bạn định dạng cho toàn bộ trang web hoặc một phần cụ thể mà không cần nhúng trực tiếp vào HTML.

Ứng dụng External CSS thuộc tính <link> cho văn bản

Ứng dụng External CSS thuộc tính cho văn bản

>> Xem thêm: CSS3 là gì? Những cải tiến mới của CSS3 so với CSS

Câu hỏi thường gặp

CSS có phải là ngôn ngữ lập trình không?

KHÔNG. CSS là ngôn ngữ dùng để định dạng và thiết kế giao diện trang web.

HTML và CSS khác nhau như thế nào?

HTML là ngôn ngữ dùng để tạo cấu trúc nội dung của trang web, còn CSS dùng để định dạng và trang trí nội dung đó, như màu sắc, font chữ, và bố cục…

Javascript và CSS khác nhau thế nào?

Cả 2 loại ngôn ngữ đều làm việc cùng nhau để tạo ra trang web hoàn chỉnh. CSS định dạng và thiết kế giao diện. Trong khi đó, JavaScript xử lý các hành động và tương tác của người dùng như nhấp chuột hoặc di chuyển chuột, để tạo ra phản ứng trên trang web.

Qua bài viết trên, với 7 điều cốt lõi và ví dụ cụ thể về CSS là gì, Pima Digital mong rằng có thể giúp bạn nắm bắt trọn vẹn kiến thức và xây dựng được một website bắt mắt, chuyên nghiệp. Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nếu cần giải đáp thêm về CSS hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến thiết kế web nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (2 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.