Khi người dùng tìm kiếm “quán ăn gần đây” hay “dịch vụ sửa điện thoại gần tôi” bạn có bao giờ tự hỏi làm sao để doanh nghiệp của mình xuất hiện ở top đầu kết quả? Đó chính là sức mạnh của local SEO. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo địa phương không chỉ giúp bạn tăng khả năng hiển thị mà còn đảm bảo khách hàng tiềm năng luôn biết đến bạn đầu tiên.
Cùng Pima Digital tìm hiểu cách khai thác tối đa tiềm năng của Local SEO trong bài viết sau đây nhé!

Local SEO là gì? 8 bước giúp website nổi bật tại địa phương
Local SEO là gì?
Đây là quá trình cải thiện sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp, để nâng cao khả năng hiển thị trong các kết quả tìm kiếm địa phương trên Google, Google Maps, và các công cụ tìm kiếm khác. Đây là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng tại khu vực mà họ hoạt động như spa/thẩm mỹ viện/hair salon… đặc biệt với các truy vấn có liên quan đến vị trí địa lý cụ thể.
Khi được triển khai đúng cách, Local SEO giúp bạn xuất hiện ở các vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, tăng cơ hội thu hút khách hàng gần khu vực của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp bạn còn có khả năng được hiển thị trong Google Snack Pack (khung hiển thị 3 kết quả tìm kiếm địa phương nổi bật), nơi cung cấp thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ, giờ hoạt động, đánh giá khách hàng và nhiều hơn thế nữa.
Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm cụm từ “quán cà phê gò vấp” Google sẽ hiển thị danh sách các quán cà phê phù hợp nhất tại khu vực Gò Vấp. Những kết quả này thường đi kèm đầy đủ thông tin chi tiết như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa và thậm chí là xếp hạng từ khách hàng trước đó.

Các doanh nghiệp hiển thị trên Google Snack Pack tăng cơ hội thu hút khách hàng
Tại sao Local SEO lại quan trọng với doanh nghiệp?
Theo Google, ngày càng nhiều người dùng Google Maps và công cụ tìm kiếm để quyết định nơi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ. Điều này tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh số. Nhờ có Google Business Profile sẽ giúp bạn chia sẻ thông tin quan trọng như địa chỉ, giờ mở cửa, sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, theo thống kê từ Think with Google, sức mạnh của Local SEO cũng được thể hiện qua các con số đầy ấn tượng như:
- 30% tổng tìm kiếm trên thiết bị di động liên quan đến vị trí địa lý, điều này cho thấy xu hướng người dùng ưu tiên các doanh nghiệp gần họ để đáp ứng nhu cầu ngay tức thì
- 78% người dùng tìm kiếm doanh nghiệp hoặc sản phẩm gần đó trên điện thoại đến cửa hàng trong vòng 1 ngày
- 28% tìm kiếm địa phương chuyển đổi thành hành động mua hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh số hiệu quả.
Vì vậy, việc triển khai Local SEO sẽ giúp:
- Doanh nghiệp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm địa phương
- Thúc đẩy lượt ghé thăm trực tiếp và tăng tỷ lệ mua hàng
- Dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Tương tác trực tiếp với khách hàng qua những đánh giá, hỏi đáp
- Xây dựng uy tín, thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu.

Việc triển khai từ khóa địa phương giúp bạn tiếp cận khách hàng gần vị trí mình dễ dàng hơn
Local SEO hoạt động như thế nào?
Quá trình này diễn ra tương tự như tìm kiếm thông thường trên Google, nhưng có một số yếu tố đặc biệt riêng biệt. Khi người dùng tìm kiếm, Google sẽ quét chỉ mục để cung cấp kết quả tốt nhất phù hợp với yêu cầu của người đó.
Điều đặc biệt của Local SEO là Google sử dụng một bộ yếu tố xếp hạng khác để hiển thị kết quả tìm kiếm địa phương, bao gồm:
- Vị trí của người tìm kiếm
- Các thông tin về NAP (Name, Address, Phone number)
- Sự hiện diện của hồ sơ Google Business Profile
- Các từ khóa được sử dụng trong Google Business
- Đánh giá cảm nhận từ người dùng qua các nhận xét trực tuyến
- Các từ khóa xuất hiện trong nhận xét trực tuyến
- Số lượng “check-in” tại vị trí đó
- Lượng chia sẻ trên mạng xã hội
- Xếp hạng sao trên Google Maps cho doanh nghiệp.
Những yếu tố này giúp Google xác định và xếp hạng các doanh nghiệp theo vị trí và mức độ liên quan đối với người tìm kiếm trong khu vực cụ thể.

NAP đầy đủ giúp Google quét chỉ mục cung cấp kết quả phù hợp cho người tìm kiếm
8 bước tối ưu Local SEO giúp tiếp cận tối đa khách hàng
1. Tạo hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business
Để thiết lập hồ sơ Google My Business hiệu quả, bạn cần chuẩn bị các thông tin quan trọng sau:
- Tên doanh nghiệp: Đây là tên hiển thị trên Google
- Ngày thành lập: Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động
- Địa chỉ đầy đủ: Giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn trên Google Maps
- Mã bưu chính: Cung cấp mã chính xác của địa chỉ
- Số điện thoại liên lạc: Đảm bảo là số chính thức và dễ liên hệ
- Giờ mở cửa: Cung cấp thông tin chính xác về giờ làm việc
- Website (nếu có): Địa chỉ website doanh nghiệp
- Danh sách sản phẩm/dịch vụ: Liệt kê các sản phẩm hoặc dịch vụ chính bạn cung cấp
- Hình ảnh doanh nghiệp: Google yêu cầu từ 3-5 ảnh chưa qua chỉnh sửa để thể hiện không gian và dịch vụ rõ ràng.
Việc đảm bảo thông tin đồng nhất và chính xác trên các nền tảng sẽ giúp tăng độ tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và nâng cao khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Thông tin trên Google My Business cần phải chính xác và đồng nhất
2. Nghiên cứu từ khóa địa phương
Việc hiểu rõ các từ khóa mà người tiêu dùng trong khu vực tìm kiếm giúp bạn xây dựng chiến lược SEO chính xác và hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Hãy cùng Pima Digital khám phá những cách nghiên cứu từ khóa địa phương đơn giản ngay sau đây nhé!
Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Sử dụng công cụ Keyword Gap tại https://www.semrush.com/analytics/keywordgap/
- Nhập tên miền của bạn và tối đa 4 đối thủ, sau đó chọn quốc gia mục tiêu và nhấn “Compare”
- Chọn mục “Untapped” để tìm các từ khóa mà đối thủ xếp hạng nhưng bạn chưa tối ưu hóa
- Dùng “Advanced filters” để loại bỏ các từ khóa không phù hợp (ví dụ: tên thương hiệu đối thủ) và lọc theo các tiêu chí như Volume (lượng tìm kiếm), KD% (độ khó) và Intent (mục đích tìm kiếm)
- Phân tích và chọn những từ khóa tiềm năng để tối ưu hóa cho chiến lược Local SEO của bạn.

Nhập domain của doanh nghiệp bạn và đối thủ, sau đó nhấn “Compare” (So sánh)

Mục “Untapped” là các từ khóa mà đối thủ xếp hạng nhưng bạn chưa tối ưu hóa
Tận dụng gợi ý tự động của Google (Google Autocomplete)
Google Autocomplete đưa ra các gợi ý khi bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm. Công cụ này giúp khám phá các từ khóa dài (long-tail keywords) hiệu quả cho SEO địa phương, vì các gợi ý thường được điều chỉnh dựa trên vị trí hoặc khu vực của bạn.
Ví dụ: Khi bạn nhập cụm từ “quán bún bò ngon tại” kèm tên thành phố, bạn có thể nhận được các gợi ý như:
- Quán bún bò ngon tại Sài Gòn
- Bún bò Huế chuẩn vị ở Đà Lạt
- Quán bún bò ngon giá rẻ tại Đà Nẵng.

Những gợi ý này giúp thu hút đúng đối tượng khách hàng dựa trên vị trí người tìm kiếm
Một số cách tìm từ khóa giá trị khác nữa khi bạn nhập “Quán bún bò”, Google Autocomplete sẽ hiển thị các gợi ý như “Quán bún bò ngon gần đây”, “Bún bò Huế gần đây”.

Hãy thử nhiều từ khóa địa phương để xây dựng danh sách phù hợp cho chiến lược SEO
Sử dụng Google Keyword Planner
- Bước 1: Mở Google Keyword Planner và chọn mục “Discover new keywords” (Khám phá từ khóa mới)
- Bước 2: Chuyển sang tab “Start with a website” (Bắt đầu với một trang web)
- Bước 3: Nhập tên miền của đối thủ cạnh tranh mà bạn muốn phân tích
- Bước 4: Nhấn “Get results” (Nhận kết quả) để nhận danh sách các từ khóa gợi ý dựa trên nội dung trang web của đối thủ.
Bạn có thể lặp lại quy trình với các đối thủ khác, sau đó chọn lọc và thêm những từ khóa phù hợp nhất vào danh sách từ khóa của mình.

Truy cập Google Keyword Planner và chọn mục “Discover new keywords”

Chọn tab “Start with a website” (Bắt đầu với một trang web)

Nhấn “Get results” để xem danh sách từ khóa gợi ý từ trang web đối thủ
Tìm hiểu thêm: Từ khoá là gì? Cách sử dụng từ khoá hiệu quả trong SEO
3. Tối ưu hồ sơ doanh nghiệp trên Google
Để doanh nghiệp của bạn nổi bật và dễ dàng tiếp cận khách hàng, tối ưu hồ sơ trên Google là một bước quan trọng không thể bỏ qua.
- Cung cấp thông tin chính xác: Hãy chắc chắn rằng tên, địa chỉ, số điện thoại và giờ mở cửa của doanh nghiệp được cập nhật chính xác, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn khi tìm kiếm trên Google
- Chọn danh mục phù hợp: Lựa chọn danh mục chính xác phản ánh lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp Google hiển thị bạn đúng đối tượng khách hàng đang tìm kiếm
- Thêm hình ảnh chất lượng: Tải lên những hình ảnh rõ nét về sản phẩm, dịch vụ và không gian của bạn. Hình ảnh đẹp sẽ tạo ấn tượng mạnh và thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng
- Cập nhật mô tả doanh nghiệp: Viết một mô tả ngắn gọn, hấp dẫn và đầy đủ về doanh nghiệp để khách hàng có thể nhanh chóng hiểu rõ những gì bạn cung cấp
- Khuyến khích đánh giá: Hãy khuyến khích khách hàng để lại những đánh giá tích cực. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng uy tín mà còn cải thiện thứ hạng của doanh nghiệp trên Google
Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google sẽ giúp bạn nâng cao khả năng xuất hiện trước khách hàng tiềm năng và tạo dựng sự khác biệt giữa thị trường cạnh tranh.

Tối ưu Google Business Profile nâng cao khả năng xuất hiện trước khách hàng tiềm năng
4. Duy trì tương tác thường xuyên trên hồ sơ doanh nghiệp
Để hồ sơ doanh nghiệp của bạn luôn nổi bật trên Google, việc duy trì sự cập nhật thường xuyên là rất quan trọng. Một hồ sơ luôn được làm mới không chỉ giúp Google nhận diện bạn là một doanh nghiệp năng động mà còn tạo cơ hội thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Đừng quên cập nhật các thông tin quan trọng như giờ mở cửa trong dịp lễ, địa chỉ mới hay các thay đổi khác của doanh nghiệp. Khi thông tin luôn chính xác và đầy đủ, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng liên hệ với bạn. Bên cạnh đó, việc đăng tải những tin tức mới về sự kiện, chương trình khuyến mãi sẽ giúp doanh nghiệp của bạn luôn giữ được sự quan tâm từ khách hàng.
Một yếu tố không thể thiếu là khuyến khích khách hàng để lại đánh giá. Những đánh giá tích cực sẽ giúp cải thiện thứ hạng của bạn trên Google và tạo ấn tượng mạnh với người tìm kiếm. Hãy chủ động trả lời các đánh giá, dù là tích cực hay tiêu cực, để thể hiện bạn luôn quan tâm đến phản hồi của khách hàng và sẵn sàng cải thiện dịch vụ một cách chuyên nghiệp.

Những đánh giá tích cực sẽ giúp cải thiện thứ hạng trên Google.
5. Xây dựng và quản lý trích dẫn địa phương (Local Citations)
Local Citations là những đề cập trực tuyến về tên, địa chỉ và số điện thoại (NAP) của doanh nghiệp, thường xuất hiện trên các danh bạ trực tuyến hoặc hồ sơ mạng xã hội. Google sử dụng các citations này để xác thực tính chính xác và độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp. Khi các citations NAP xuất hiện đồng nhất trên nhiều nền tảng, điều này giúp củng cố niềm tin của Google vào tính hợp pháp và uy tín của doanh nghiệp bạn.
Do đó, hãy đảm bảo thông tin NAP của doanh nghiệp được đăng tải nhất quán trên các nền tảng uy tín. Để tối ưu hóa quy trình này, bạn có thể sử dụng công cụ Listing Management tại https://www.semrush.com/listings-management/

Nhập tên địa điểm bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm

Báo cáo trạng thái hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp, gợi ý lỗi cần sửa và số sao đánh giá
6. Khuyến khích đánh giá trực tuyến
Những đánh giá trực tuyến giúp khẳng định uy tín của bạn, chứng minh chuyên môn và tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng. Hãy đặc biệt chú trọng vào việc nhận đánh giá trên Google, vì chúng sẽ hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm và có ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Ngoài Google, việc thu thập đánh giá từ các nền tảng khác như Tripadvisor cũng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
Một số cách giúp bạn có được đánh giá tốt bao gồm:
- Khuyến khích khách hàng hài lòng để lại đánh giá trên các nền tảng mà bạn muốn
- Sử dụng poster hoặc danh thiếp để nhắc khách để lại đánh giá và thêm mã QR để họ có thể dễ dàng truy cập
- Cài đặt các widget trên website để khách hàng có thể dễ dàng xem và để lại đánh giá
- Đừng bao giờ trả tiền cho đánh giá ảo, vì điều này vi phạm các quy định của Google và các nền tảng khác.

Ngoài Google, bạn cũng nên theo dõi và quản lý những đánh giá trên Tripadvisor (nếu có)
7. Tối ưu hóa các yếu tố On-Page SEO
SEO Onpage là quá trình cải thiện các yếu tố trên trang web để giúp nó xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, đặc biệt là trong mục kết quả địa phương.
Để kiểm tra tình trạng SEO của trang web, bạn có thể sử dụng công cụ On-Page SEO Checker của Semrush tại đây.
Dưới đây là một số mẹo đơn giản để cải thiện SEO Onpage:
- Sử dụng từ khóa địa phương: Đảm bảo từ khóa liên quan đến địa phương của bạn xuất hiện trong tiêu đề trang và mô tả meta để giúp người tìm kiếm dễ dàng tìm thấy bạn
- Thêm các trang về địa phương: Tạo các trang chuyên về các dịch vụ hoặc khu vực bạn phục vụ để giúp làm nổi bật các dịch vụ địa phương
- Sử dụng internal link: Liên kết các trang có nội dung liên quan trong website của bạn, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng On-Page SEO Checker để kiểm tra các yếu tố SEO-Onpage
8. Xây dựng backlink chất lượng
Backlink là liên kết từ các trang web khác trỏ về trang của bạn, giúp cải thiện thứ hạng trên Google. Việc nhận liên kết từ các trang web liên quan sẽ nâng cao khả năng xếp hạng từ khóa của bạn.
Trong Local SEO, các chiến lược như khôi phục liên kết bị mất hay tìm kiếm các đề cập chưa có liên kết vẫn rất hữu ích. Một số mẹo xây dựng backlink cho SEO địa phương:
- Hợp tác với doanh nghiệp địa phương: Liên hệ với các doanh nghiệp không cạnh tranh để trao đổi liên kết
- Liên hệ với báo chí địa phương: Chia sẻ câu chuyện của bạn trên các tờ báo và website địa phương
- Hỗ trợ sự kiện địa phương: Tài trợ hoặc tham gia vào các sự kiện cộng đồng để nhận backlink từ các trang tổ chức.

Backlink chất lượng sẽ giúp nâng cao sự hiện diện và độ tin cậy của doanh nghiệp
Làm thế nào để theo dõi hiệu quả Local SEO?
Theo dõi thứ hạng trên Google Maps
Để kiểm tra thứ hạng của doanh nghiệp trên bản đồ Google, bạn có thể sử dụng các công cụ như Map Rank Tracker tại đây. Chỉ cần nhập tên doanh nghiệp và chọn các từ khóa địa phương cần theo dõi. Bản đồ nhiệt sẽ hiển thị thứ hạng của bạn tại các vị trí khác nhau.
Điều này giúp bạn biết được doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu và so với đối thủ ra sao. Nếu bạn có nhiều đối thủ gần nhau, việc theo dõi chính xác từng khu vực sẽ giúp bạn tối ưu chiến lược SEO tốt hơn.

Nhập tên doanh nghiệp của bạn vào ô tìm kiếm

Chọn từ khóa địa phương mà bạn muốn theo dõi

Công cụ cho thấy vị trí của doanh nghiệp và so sánh với đối thủ
Theo dõi thứ hạng địa phương trên Google Search
Với công cụ Position Tracking của Semrush tại đây, bạn có thể theo dõi thứ hạng của doanh nghiệp trên Google ở các khu vực như quốc gia, thành phố và mã bưu điện. Chỉ cần nhập tên doanh nghiệp và các từ khóa bạn muốn theo dõi.
Báo cáo tổng quan giúp bạn đánh giá hiệu suất SEO địa phương của mình qua thời gian. Bạn cũng có thể xác định những từ khóa nào giúp doanh nghiệp xuất hiện trong Google Local Pack của Google, từ đó điều chỉnh chiến lược SEO của mình để cải thiện kết quả.

Xác định các từ khóa giúp doanh nghiệp xuất hiện trong Google Local Pack
3 yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng Local SEO
Local SEO khác biệt so với SEO thông thường bởi Google sử dụng các hệ thống và tiêu chí đánh giá riêng biệt để xếp hạng kết quả tìm kiếm mang tính địa phương.
Cụ thể, với SEO thông thường, Google tập trung vào các yếu tố như chất lượng nội dung, số lượng và chất lượng liên kết, tốc độ tải trang và mức độ phù hợp của từ khóa để xếp hạng. Tuy nhiên với Local SEO, các yếu tố mang tính địa phương được chú trọng nhiều hơn, bao gồm:
- Relevance (Sự liên quan): Google ưu tiên những doanh nghiệp có thông tin địa chỉ chính xác, cụ thể và được đồng nhất trên các nền tảng như website, Google Business Profile, và các trang danh bạ địa phương.
- Distance (Khoảng cách): Địa điểm của doanh nghiệp so với vị trí người dùng đóng vai trò quan trọng. Google sẽ hiển thị các kết quả gần nhất với vị trí hiện tại của người tìm kiếm.
- Prominence (Sự nổi tiếng): Việc đánh giá, xếp hạng từ khách hàng và mức độ tương tác trực tuyến của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến thứ hạng. Doanh nghiệp có nhiều đánh giá tích cực sẽ dễ dàng được ưu tiên.
Ví dụ: Nhà sách ở TP.HCM có nhiều đánh giá tốt và sự tương tác cao trên các nền tảng đánh giá. Google sẽ ưu tiên nhà hàng này trong kết quả tìm kiếm nhờ độ nổi bật và uy tín.

Relevance, Distance, Prominence là 3 yếu tố địa phương mà Google xem xét xếp hạng
Các công cụ hỗ trợ triển khai Local SEO phổ biến hiện nay
Listing Management tool
Công cụ này giúp bạn dễ dàng quản lý thông tin doanh nghiệp trên nhiều danh bạ trực tuyến, đảm bảo NAP nhất quán. Ngoài ra, nó còn theo dõi hiệu suất Local SEO của bạn và cung cấp đề xuất cải thiện.
Truy cập công cụ tại: https://www.semrush.com/listings-management/start/

Công cụ Listing Management giúp quản lý thông tin doanh nghiệp hiệu quả
Công cụ Position Tracking của Semrush
Công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi thứ hạng từ khóa theo khu vực cụ thể, so sánh hiệu suất của bạn với đối thủ cạnh tranh và phát hiện cơ hội từ khóa tiềm năng trong thị trường địa phương.
Bạn có thể truy cập Position Tracking tại: https://www.semrush.com/position-tracking/

Position Tracking giúp bạn khai thác từ khóa tiềm năng từ đối thủ cạnh tranh
Google Search Console
Google Search Console giúp theo dõi hiệu suất website của bạn trên Google, bao gồm từ khóa, lưu lượng truy cập và các lỗi cần khắc phục. Đây là công cụ miễn phí nhưng cực kỳ mạnh mẽ để cải thiện cả SEO nói chung và Local SEO.
Bạn có thể trải nghiệm công cụ tại: https://search.google.com/search-console/about

Google Search Console giúp theo dõi hiệu suất website và phát hiện lỗi cần sửa
Screaming Frog
Đây là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra cấu trúc website, phát hiện các vấn đề về SEO On-Page như lỗi 404, tốc độ tải trang hay thiếu thẻ meta. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến Local SEO.
Sử dụng công cụ Screaming Frog tại: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/

Sử dụng Screaming Frog để kiểm tra cấu trúc website và yếu tố SEO-Onpage
Sự khác biệt giữa Local SEO và SEO thông thường
Tiêu chí | Local SEO | SEO thông thường |
Phạm vi tiếp cận | Nhắm đến người dùng ở một khu vực địa phương cụ thể | Hướng đến lượng truy cập toàn cầu hoặc phạm vi quốc gia |
Từ khóa | Sử dụng từ khóa có yếu tố địa phương (ví dụ: “nhà hàng Hà Nội”) | Tập trung vào từ khóa chung chung, không có yếu tố địa phương |
Nền tảng hiển thị | Tập trung vào “Local Pack” và các danh bạ địa phương | Ưu tiên kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) |
Yếu tố xếp hạng | Chú trọng sự nhất quán của NAP, đánh giá từ khách hàng và hồ sơ Google My Business | Tập trung vào nội dung chất lượng, backlink và trải nghiệm người dùng |
Mục tiêu chính | Thúc đẩy khách hàng ghé thăm trực tiếp cửa hàng hoặc sử dụng dịch vụ gần đó | Tăng nhận diện thương hiệu, lưu lượng truy cập và doanh số trên phạm vi rộng |
Đối tượng sử dụng | Doanh nghiệp địa phương (nhà hàng, tiệm làm tóc, dịch vụ sửa chữa…) | Doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng trên phạm vi lớn hơn hoặc bán hàng trực tuyến |
Câu hỏi thường gặp
Tôi có cần tạo các trang riêng cho mỗi khu vực để tối ưu Local SEO không?
CÓ. Việc tạo từng trang cho mỗi khu vực giúp Google hiểu rõ hơn về các dịch vụ của bạn ở từng vị trí, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm địa phương.
Backlink có ảnh hưởng thế nào đến Local SEO?
Backlink từ các website uy tín, đặc biệt là các trang web địa phương, giúp Google xác thực sự hiện diện của doanh nghiệp tại khu vực đó và tăng độ tin cậy, qua đó nâng cao thứ hạng SEO địa phương.
Cần tối ưu các yếu tố nào trên website để cải thiện Local SEO?
Bạn cần tối ưu các yếu tố như tiêu đề, thẻ meta, NAP, sử dụng từ khóa địa phương và tích hợp Google Business Profile là các bước quan trọng để cải thiện SEO địa phương trên website.
Tìm hiểu thêm: SEO là gì? Vì sao doanh nghiệp nên làm SEO ngay hôm nay?
Việc triển khai Local SEO mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp địa phương, làm tăng khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại bình luận bên dưới bài blog để được Pima Digital giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/