Google RankBrain là gì? 8 cách tối ưu Rankbrain hiệu quả nhất

Trang chủ Kiến thức SEO Google RankBrain là gì? 8 cách tối ưu Rankbrain hiệu quả nhất

Trong một bài báo của Bloomberg năm 2015, nhà khoa học nổi tiếng và giám đốc nghiên cứu cấp cao của Google – Greg Corrado nói rằng: “Thuật toán Google RankBrain đã trở thành yếu tố xếp hạng quan trọng thứ ba của Google”. Mặc dù Google chưa xác nhận liệu điều này có thực sự chính xác hay không nhưng theo đánh giá chung, RankBrain vẫn là thuật toán gây ảnh hưởng lớn đến những kết quả hiển thị trên SERP.

Dưới đây, hãy cùng Pima Digital tìm hiểu chi tiết hơn về thuật toán RankBrain trong nội dung bài viết này nhé.

Google RankBrain là gì? 8 cách tối ưu Rankbrain hiệu quả nhất

Google RankBrain là gì? 8 cách tối ưu Rankbrain hiệu quả nhất

Thuật toán Google RankBrain là gì?

Đây là thuật toán được Google xây dựng dựa trên nền tảng AI – Machine Learning, được dùng để phân loại, xử lý và hiểu nhanh hơn, sâu hơn các truy vấn tìm kiếm từ người dùng. Từ đó, đưa ra kết quả chính xác trong thời gian nhanh chóng nhằm mang lại giá trị lợi ích cho họ.

Google Rankbrain ra mắt từ tháng 10/2015, đã giúp tối ưu 100% công sức bởi Google không cần lập trình thuật toán bằng tay nữa. Điều này đã mở ra một “kỷ nguyên mới” trong việc xử lý hiệu quả các truy vấn tìm kiếm của người dùng. Đặc biệt, đối với những tìm kiếm chưa từng thấy trước đây, thường chiếm 15% tổng số tìm kiếm trên Google vào thời điểm đó.

Ví dụ: Bạn tìm kiếm trên Google với cụm từ khóa “Địa điểm du lịch Hàn Quốc”, lúc này Google sẽ thực hiện quét toàn bộ các trang có chứa các từ: “địa điểm”, “du lịch”, “Hàn Quốc”. Sau đó Google sẽ hiển thị toàn bộ những trang kết quả có chứa các cụm từ khóa này, bao gồm cả những kết quả không liên quan tới mục đích tìm kiếm của bạn

Nhìn chung, RankBrain là một hệ thống máy học được xây dựng dựa trên thuật toán Google Hummingbird, hệ thống đã nâng cấp Google từ việc xử lý một chuỗi các ký tự chuyển sang thành hiểu sâu về các truy vấn tìm kiếm.

Thuật toán RankBrain giúp Google hiểu sâu hơn về các truy vấn tìm kiếm

Thuật toán RankBrain giúp Google hiểu sâu hơn về các truy vấn tìm kiếm

Google RankBrain hoạt động như thế nào?

Đây là một hệ thống trí tuệ nhân tạo được Google sử dụng để cải thiện khả năng xử lý các truy vấn tìm kiếm phức tạp. RankBrain hoạt động bằng cách sử dụng các kỹ thuật máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo AI để hiểu ngữ cảnh và ý định đằng sau các từ khóa mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm.

Khi gặp một truy vấn mới hoặc chưa từng thấy trước đó, RankBrain có khả năng phân tích và so sánh với các truy vấn tương tự để dự đoán và cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác nhất.

Hệ thống này không chỉ dựa trên từ khóa cụ thể mà còn xem xét các yếu tố ngữ cảnh khác như vị trí địa lý, lịch sử tìm kiếm và các hành vi của người dùng. Qua đó, Google RankBrain giúp cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm bằng cách hiểu rõ hơn về ý định thực sự của người dùng, nhằm mang lại trải nghiệm tìm kiếm hiệu quả và thông minh hơn.

Cách hoạt động của Google RankBrain

Cách hoạt động của Google RankBrain

4 lợi ích tuyệt vời mà thuật toán RankBrain mang lại cho website

  • Cải thiện thứ hạng: RankBrain giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung và ngữ cảnh của trang web, từ đó có thể xếp hạng trang web dựa trên mức độ liên quan và chất lượng nội dung. Những trang web có nội dung phong phú, cung cấp giá trị cao cho người dùng có khả năng được xếp hạng cao hơn.
  • Tăng lưu lượng truy cập chất lượng: Nhờ khả năng hiểu rõ ý định của người tìm kiếm, RankBrain giúp đảm bảo rằng các truy vấn tìm kiếm sẽ dẫn đến các trang web phù hợp nhất. Điều này giúp các website nhận được lưu lượng truy cập từ những người dùng có nhu cầu thực sự, tăng cơ hội chuyển đổi và tương tác
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Thuật toán RankBrain không chỉ tập trung vào từ khóa mà còn đánh giá trải nghiệm người dùng trên toàn trang web. Các trang web có thiết kế thân thiện, tốc độ tải trang nhanh, và nội dung hữu ích sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này khuyến khích các nhà quản trị website tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, từ đó giữ chân khách truy cập lâu hơn
  • Giảm phụ thuộc vào độ chính xác của từ khóa: Với RankBrain, Google có khả năng hiểu và xử lý các từ đồng nghĩa, các biến thể từ khóa và ngữ cảnh phức tạp. Điều này giúp các trang web không cần phải tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa cho một từ khóa cụ thể, mà có thể phát triển nội dung tự nhiên hơn, phong phú hơn.
Thứ hạng từ khóa được cải thiện nhờ website thân thiện với RankBrain

Thứ hạng từ khóa được cải thiện nhờ website thân thiện với RankBrain

RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng bằng cách nào?

  • Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate – CTR): RankBrain xem xét tỷ lệ nhấp chuột vào các kết quả tìm kiếm. Nếu một kết quả có tỷ lệ nhấp chuột cao, điều này cho thấy rằng tiêu đề và mô tả của trang đó hấp dẫn và phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng
  • Thời gian trên trang (Dwell Time): Đây là khoảng thời gian mà người dùng dành để xem một trang sau khi nhấp vào từ kết quả tìm kiếm. Thời gian càng dài, càng có khả năng người dùng thấy nội dung của trang hữu ích và phù hợp với nhu cầu của họ
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Tỷ lệ thoát đề cập đến tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào. Một tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy nội dung của trang không phù hợp hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng
  • Tương tác của người dùng trên trang: RankBrain cũng có thể xem xét mức độ tương tác của người dùng với trang web để đánh giá mức độ hài lòng của họ. Trong đó bao gồm việc cuộn trang, nhấp vào các liên kết nội bộ và các hành động khác cho thấy người dùng đang thực sự tương tác và tìm thấy giá trị trên trang.
Dwell Time là yếu tố RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng

Dwell Time là yếu tố RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng

8 cách tối ưu website nhằm đáp ứng thuật toán RankBrain

Khi nói về việc tối ưu hóa trang web thân thiện với Google RankBrain, cơ bản là chúng ta đang tuân theo các phương pháp SEO hiện đại. Điều này bao gồm đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm, tạo ra nội dung hữu ích dựa trên kinh nghiệm, tính chuyên môn, tính thẩm quyền và độ tin cậy (EEAT).

Dưới đây là một số mẹo để tối ưu website thân thiện với cả thuật toán RankBrain và người dùng:

Không lạm dụng từ khóa quá mức

Để nội dung thu hút người đọc và đem lại giá trị hữu ích cho họ bạn cần tránh việc nhồi nhét từ khóa quá mức gây mất tự nhiên và khiến người dùng khó chịu. Đây cũng là cách giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với thuật toán RankBrain, giúp website được Google đánh giá cao trên kết quả tìm kiếm.

Hiểu rõ mục đích tìm kiếm của người dùng

Khi đặt mình vào vị trí người dùng và tìm hiểu về mục đích tìm kiếm của họ sẽ giúp bạn tạo nên những nội dung giá trị và hữu ích cho người đọc. Đây cũng là tiền đề giúp trang web được tối ưu hơn nhằm đáp ứng tốt thuật toán Google RankBrain.

Hiểu ý định tìm kiếm người dùng giúp tối ưu website thân thiện hơn

Hiểu ý định tìm kiếm người dùng giúp tối ưu website thân thiện hơn

Hạn chế dùng từ khóa mở rộng

Mặc dù các từ khóa mở rộng thường rất dễ lên top và mức độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, chúng thường không đem lại tỷ lệ chuyển đổi và không mang lại giá trị cho trang web của bạn. Do đó, SEOer cần hạn chế sử dụng các từ khóa đuôi dài để tối ưu website thân thiện với thuật toán RankBrain.

Tạo cụm chủ đề và trang trụ cột để sắp xếp nội dung

Sử dụng cụm chủ đề và trang trụ cột là một chiến lược tối ưu hóa hiệu quả, giúp trang web thân thiện với thuật toán RankBrain của Google. Cụm chủ đề (Topic Clusters) là mô hình tổ chức nội dung xoay quanh một chủ đề chính, với các bài viết con liên quan. Trong khi trang trụ cột (Pillar Pages) đóng vai trò như một trung tâm chứa tất cả thông tin tổng quan và liên kết đến các bài viết con.

Cách tiếp cận này giúp RankBrain hiểu và lập chỉ mục nội dung dễ dàng hơn, cải thiện vị trí xếp hạng và tăng trải nghiệm người dùng. Việc này không chỉ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mà còn xây dựng một hệ thống nội dung chất lượng và có tổ chức, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của trang web.

Tạo cụm chủ đề và trang trụ cột nhằm cải thiện thứ hạng website

Tạo cụm chủ đề và trang trụ cột nhằm cải thiện thứ hạng website

Tối ưu Title và Meta Description

Đây là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện tỷ lệ click – CTR cho trang web của bạn. Bởi đây là yếu tố đầu tiên thu hút người dùng và quyết định xem họ có bấm vào tìm hiểu website của bạn hay không. Vì thế, hãy ưu tiên đặt tiêu đề và thẻ meta thật ấn tượng, nên sử dụng con số cụ thể hoặc dạng toplist, tiêu đề gây tò mò để thu hút người dùng.

Sử dụng từ khóa ngữ nghĩa (Semantic Keywords)

Việc sử dụng từ khóa ngữ nghĩa để tối ưu trang web thân thiện với thuật toán RankBrain của Google là một chiến lược quan trọng trong SEO hiện đại. Thay vì chỉ tập trung vào một từ khóa cụ thể, các nhà quản trị web cần phân tích và sử dụng nhiều biến thể của từ khóa chính, bao gồm các từ đồng nghĩa, từ khóa liên quan và cụm từ dài để trang web của họ có thể đáp ứng tốt hơn các truy vấn tìm kiếm phức tạp.

Sử dụng Semantic Keywords không chỉ nâng cao khả năng hiểu biết của thuật toán RankBrain về nội dung trang web mà còn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, góp phần vào sự thành công lâu dài của chiến lược SEO.

Dùng từ khóa ngữ nghĩa để thân thiện với thuật toán RankBrain

Dùng từ khóa ngữ nghĩa để thân thiện với thuật toán RankBrain

Làm mới và hợp nhất các nội dung cũ

Nếu nội dung của bạn có những đặc điểm như:

  • Chứa ngày hoặc năm cụ thể
  • Thông tin lỗi thời
  • Thứ hạng cao nhưng tỷ lệ click vào bài viết thấp.

Thay vì liên tục tạo ra các nội dung mới, bạn có thể làm mới những bài viết đã cũ trên trang web bằng cách tinh chỉnh, thêm các yếu tố hấp dẫn và sáng tạo vào nội dung khiến nó trở nên có giá trị hơn với người dùng.

Đầu tư nội dung bài viết chất lượng hơn

Bạn có thể thêm mới hoặc viết lại nội dung để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho bài viết giúp nó thu hút người dùng dễ dàng. Đặc biệt, hãy đặt mình vào vị trí người đọc xem họ muốn một bài viết thế nào? Cần cung cấp những thông tin gì? Từ đó tạo dựng nội dung chất lượng nhất cho bài viết của bạn.

Tạo content chất lượng giúp thu hút người dùng và tạo ấn tượng tốt

Tạo content chất lượng giúp thu hút người dùng và tạo ấn tượng tốt

So sánh thuật toán RankBrain và BERT

Tiêu chíGoogle RankBrainGoogle BERT
Thời điểm ra mắt20152019
Công nghệTrí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning)Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
Vai tròHỗ trợ Google xử lý các truy vấn tìm kiếm mới, chưa từng gặp trước đóHiểu ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các từ trong cụm từ khóa
Phương pháp hoạt độngChuyển đổi từ ngữ trong truy vấn thành các vector toán học (embeddings)Phân tích cả hai chiều của cụm từ khóa tìm kiếm để nắm bắt ngữ nghĩa
Ưu điểm●      Cải thiện khả năng trả về các kết quả tìm kiếm có liên quan

●      Diễn giải và hiểu ý định của người dùng qua các truy vấn mới hoặc độ phức tạp lớn

●      Hiểu rõ hơn ý định của người dùng trong các truy vấn dài và phức tạp

●      Nâng cao độ chính xác trong việc hiểu ngữ nghĩa và ngữ cảnh của truy vấn

So sánh này cho thấy RankBrain và BERT, mặc dù có những điểm khác biệt, nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả tìm kiếm của Google. RankBrain giúp xử lý các truy vấn mới và phức tạp, trong khi BERT tăng cường hiểu ngữ cảnh và ngữ nghĩa để trả về kết quả chính xác hơn.

Lời kết

Qua nội dung bài viết trên đây, không thể phủ nhận rằng Google RankBrain là thuật toán quan trọng mà bất cứ nhà quản trị web nào cũng cần hiểu được phương thức hoạt động và những lợi ích mà nó đem lại. Từ đó, đưa ra những cách tối ưu trang web phù hợp để thân thiện nhất với Google RankBrain. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này hãy liên hệ với Pima Digital theo thông tin bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn