Subdomain là gì? Domain và subdomain khác nhau như thế nào?

Trang chủ Kiến thức website Subdomain là gì? Domain và subdomain khác nhau như thế nào?

Việc quản lý và phát triển nhiều nội dung trên cùng một website có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt khi bạn muốn tách biệt từng lĩnh vực hoạt động. Tìm hiểu subdomain là gì và cách áp dụng nó song song với tên miền chính sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Qua bài viết sau đây, Pima Digital sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và cách tận dụng phù hợp để tối ưu hóa hệ thống website, giúp quản lý hiệu quả và mở rộng thương hiệu một cách linh hoạt.

Subdomain là gì? Domain và subdomain khác nhau như thế nào?

Subdomain là gì? Domain và subdomain khác nhau như thế nào?

Subdomain là gì?

Nó còn được gọi là tên miền phụ, là một phần mở rộng của domain, được đặt trước tên miền chính để tạo ra một không gian độc lập trong phạm vi website lớn. Đặc biệt, subdomain có thể được tạo ra hoàn toàn miễn phí mà không cần mua thêm tên miền mới. Chúng thường được sử dụng để phát triển nhiều nội dung khác nhau hoặc phân loại các lĩnh vực thuộc cùng một doanh nghiệp.

Ví dụ thực tế:

  • Tạo blog riêng cho website (blog.hubspot.com)
  • Tạo không gian hỗ trợ cho người dùng (support.apple.com)
  • Tách riêng các sản phẩm/dịch vụ khác nhau (aws.amazon.com).
Tìm hiểu subdomain là gì?

Tìm hiểu subdomain là gì?

Những lợi ích nổi bật khi sử dụng tên miền phụ

Tiết kiệm chi phí

Subdomain có thể được tạo miễn phí khi bạn đã sở hữu một domain chính. Điều này giúp tránh được chi phí mua thêm các tên miền mới mà vẫn tạo ra nhiều website độc lập cho các mục đích khác nhau. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng cùng một giao diện hoặc cấu trúc thiết kế từ website chính mà không cần chi thêm để phát triển.

Subdomain được tạo miễn phí khi đã có tên miền chính

Subdomain được tạo miễn phí khi đã có tên miền chính

Dễ dàng quản lý và phát triển website đa ngành nghề

Tên miền phụ cho phép bạn tách biệt các nội dung hoặc dịch vụ khác nhau trên cùng một tên miền chính. Ví dụ, nếu bạn quản lý một doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, bạn có thể tạo ra các website độc lập cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ thông qua subdomain. Điều này giúp việc quản lý và phân loại nhóm hàng hóa chuyên biệt dễ dàng hơn.

Nhiều doanh nghiệp tận dụng subdomain để tạo thêm nhiều website độc lập

Nhiều doanh nghiệp tận dụng subdomain để tạo thêm nhiều website độc lập

Tạo subdomain cho từng nhóm đối tượng

Điều này rất hữu ích đối với các doanh nghiệp khi muốn cung cấp nội dung tùy chỉnh cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, giúp tăng tính tương tác và trải nghiệm người dùng.

Ví dụ, một doanh nghiệp có thể tạo subdomain dành riêng cho khách hàng tại các quốc gia khác nhau, hoặc cho từng nhóm đối tượng theo độ tuổi, sở thích. Nó không chỉ giúp cải thiện khả năng tìm kiếm nội dung mà còn nâng cao tính chuyên nghiệp và tính linh hoạt của website.

Tên miền phụ giúp phân phối nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Tên miền phụ giúp phân phối nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Tương thích với các thiết bị di động

Subdomain có thể được sử dụng để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. Thay vì thiết kế web đáp ứng (responsive design) cho toàn bộ website chính, bạn có thể tạo một subdomain riêng cho phiên bản di động, ví dụ m.yoursite.com, giúp website tải nhanh hơn và hiển thị tối ưu trên màn hình nhỏ.

Nâng cao độ bảo mật

Ví dụ về tính năng này là việc bạn có thể tách phần quản lý thanh toán hoặc khu vực đăng nhập thành một subdomain riêng cho website bán hàng. Điều này cho phép bạn áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hơn mà không ảnh hưởng đến các phần khác của trang web, giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công và lấy cắp các dữ liệu quan trọng.

Lập subdomain cung cấp giao diện và chức năng tốt hơn cho người sử dụng điện thoại

Lập subdomain cung cấp giao diện và chức năng tốt hơn cho người sử dụng điện thoại

Tối ưu DNS với bản ghi ‘*’

Khi bạn thiết lập một bản ghi wildcard trong DNS, nó chỉ định một địa chỉ IP chung cho tất cả các subdomain chưa được định rõ.

Giả sử bạn tạo bản ghi wildcard cho pimadigital.com và gán địa chỉ IP là 987.654.321.0. Nếu ai đó truy cập vào một subdomain chưa được cấu hình, như casestudy.pimadigital.com hoặc dichvu.company.com, tất cả sẽ được tự động chuyển đến địa chỉ IP 987.654.321.0.

Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý DNS, nhưng cần lưu ý rằng nó có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật, vì bất kỳ subdomain nào chưa được cấu hình đều dẫn đến cùng một địa chỉ IP, có thể bị lợi dụng bởi các kẻ tấn công.

Vai trò của subdomain là gì trong quản trị website?

Vai trò của subdomain là gì trong quản trị website?

Cấu trúc của tên miền phụ gồm những gì?

Bao gồm 2 phần chính:

  • Subdomain: Đây là phần xuất hiện trước tên miền chính, được ngăn cách bằng dấu chấm. Tên miền phụ thường chỉ định một mục đích hoặc nội dung cụ thể. Ví dụ, trong blog.pimadigital.com, “blog” là subdomain
  • Domain: Đây là phần tên miền chính, được đăng ký riêng và có tính phí. Nó là tên miền độc lập của website. Ví dụ, trong pimadigital.com, “pimadigital” là tên miền chính.
Cấu trúc của một subdomain bao gồm những gì?

Cấu trúc của một subdomain bao gồm những gì?

So sánh domain và subdomain

Tiêu chíDomainSubdomain
Định nghĩaTên miền chính của website, ví dụ: pimadigital.vnPhần mở rộng của domain, ví dụ: blog.pimadigital.vn
Chi phíCần đăng ký và tốn phíThường được miễn phí khi đã có domain chính
Quản lý Được quản lý độc lập và cấu hình chi tiếtQuản lý phụ thuộc vào domain chính và dễ dàng tạo thêm
Mục đích sử dụngXác định địa chỉ chính của websitePhân loại nội dung hoặc chức năng khác nhau trên cùng một domain
Cấu hình DNSCần cấu hình riêng biệt cho từng domainCấu hình có thể đơn giản hơn với bản ghi wildcard hoặc chung
Tối ưu SEOẢnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của toàn bộ websiteCó thể phân tách thành các phần nội dung cụ thể, nhưng ảnh hưởng SEO có thể bị chia sẻ với domain chính
Độ bảo mậtBảo mật có thể được kiểm soát riêng biệt và nâng cao với các biện pháp như chứng chỉ SSL cho từng domainCó thể gặp rủi ro bảo mật nếu các subdomain không được cấu hình cẩn thận, vì chúng thường chia sẻ cùng một môi trường bảo mật với domain chính

 

Bảng này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các yếu tố quan trọng liên quan đến sự khác nhau giữa domain và subdomain là gì, bao gồm nhiều tiêu chí đầy đủ và cụ thể.

Sự khác nhau giữa domain và subdomain

Sự khác nhau giữa domain và subdomain

>> Tham khảo ngay: Domain là gì? Cách chọn tên miền tối ưu cho doanh nghiệp

Ưu nhược điểm của subdomain là gì?

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí vì bạn không cần mua thêm domain mới, giúp giảm bớt chi phí
  • Dễ dàng quản lý nhiều lĩnh vực hoặc ngành nghề khác nhau trên cùng một nền tảng
  • Nội dung được phân tách rõ ràng, tạo sự tổ chức tốt hơn cho website
  • Tăng cường sự chuyên nghiệp và cải thiện khả năng điều hướng cho người dùng.

Nhược điểm

  • Quản lý SEO có thể phức tạp vì các công cụ tìm kiếm xem subdomain như một website độc lập
  • Có nguy cơ bị phạt bởi Google nếu subdomain không được tối ưu hóa đúng cách
  • Khó khăn trong việc quản lý đồng bộ nhiều subdomain cùng lúc.
Ưu nhược điểm của subdomain là gì?

Ưu nhược điểm của subdomain là gì?

5 bước tạo subdomain dễ dàng, nhanh chóng

  • Bước 1: Trước tiên, bạn nên chọn một cái tên ngắn gọn và dễ nhớ, phù hợp với nội dung của phần trang web mà bạn muốn tách ra. Ví dụ như “blog”, “review” hoặc “sales”, để giúp người dùng dễ dàng nhận biết mục đích của subdomain
  • Bước 2: Bạn cần đăng nhập vào bảng điều khiển của nhà cung cấp dịch vụ hosting. Phổ biến nhất là cPanel, tuy nhiên, tùy từng nhà cung cấp mà giao diện có thể khác nhau
Đăng nhập vào quản lý tệp của nhà cung cấp

Đăng nhập vào quản lý tệp của nhà cung cấp

  • Bước 3: Khi đã vào cPanel, bạn hãy tìm đến mục “Subdomains“. Sau đó, điền tên mà bạn đã chọn vào ô và đảm bảo tên miền chính của bạn cũng được điền đúng
Điền tên miền phụ mong muốn vào ô “subdomain”

Điền tên miền phụ mong muốn vào ô “subdomain”

  • Bước 4: Sau khi tạo xong subdomain, bạn cần cấu hình bản ghi DNS để kết nối với máy chủ. Truy cập vào phần DNS và chọn “Thêm” bản ghi. Điều này cho phép bạn xác định subdomain sẽ kết nối với IP hoặc tên máy chủ mà bạn mong muốn
Tạo bảng ghi DNS để đồng bộ với máy chủ

Tạo bảng ghi DNS để đồng bộ với máy chủ

  • Bước 5: Cuối cùng, nhấn vào “Tạo” và đợi quá trình xử lý hoàn tất. Thời gian này có thể mất từ 30 phút đến 24 giờ, sau đó subdomain của bạn sẽ chính thức hoạt động.

Với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể tạo một subdomain để mở rộng và tối ưu hóa nội dung website của mình mà không cần mua thêm tên miền mới.

Những lưu ý khi tạo và sử dụng subdomain

  • Các dịch vụ hosting thường có giới hạn về số lượng subdomain. Việc tạo quá nhiều subdomain cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web
  • Subdomain luôn phụ thuộc vào tên miền chính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, subdomain vẫn có thể hoạt động độc lập
  • Nếu không được bảo vệ đúng cách, thông tin quan trọng có thể bị tấn công thông qua các lỗ hổng bảo mật phổ biến như XSS (Cross-Site Scripting) hay SQL injection
  • Nếu tạo nhiều subdomain cần sự quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tấn công giả mạo hoặc spam. Một tên miền phụ bị tấn công có thể ảnh hưởng đến các subdomain khác và cả domain chính
  • Quản lý nhiều subdomain đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng subdomain để hỗ trợ trang chính, quá trình quản trị sẽ đơn giản hơn nhiều
  • Nếu domain chính gặp sự cố như hết hạn hoặc bị khóa, các subdomain cũng có thể sẽ ngừng hoạt động.
Những lưu ý khi tạo và sử dụng subdomain

Những lưu ý khi tạo và sử dụng subdomain

Câu hỏi thường gặp

Một domain chính có thể tạo được bao nhiêu subdomain?

Số lượng subdomain phụ thuộc vào dịch vụ hosting của bạn. Nhiều nhà cung cấp không giới hạn số lượng.

Khi nào nên sử dụng subdomain?

Tạo tên miền phụ khi cần phân tách nội dung hoặc dịch vụ riêng biệt, như blog, store, hoặc diễn đàn cho các thành viên.

Thuật ngữ DNS là gì?

Đây là hệ thống phân giải tên miền, giúp chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP để truy cập trang web.

Qua bài viết này, Pima Digital hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về subdomain là gì và cách sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa website của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới bài blog để chúng tôi phản hồi nhanh chóng và chính xác nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.