Meta Keywords là gì? Có nên sử dụng trong SEO không?

Trang chủ Kiến thức SEO Meta Keywords là gì? Có nên sử dụng trong SEO không?

Meta Keywords là gì có lẽ là một thắc mắc mà rất nhiều SEOer mới chập chững vào nghề đang tò mò và mong muốn được giải đáp.

Meta title, Meta Description, Meta Keyword là những thẻ cần thiết trong tối ưu SEO Onpage mà bất cứ SEOer nào cũng phải “nằm lòng”. Dù không làm ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng của Google nhưng từ khóa tại thẻ Meta cũng góp phần không nhỏ trong việc cạnh tranh thứ hạng trên SERPs và giúp trang web của bạn thân thiện hơn với người dùng. Trong bài viết này, hãy cùng Pima Digital tìm hiểu thêm về thẻ Meta keyword nhé.

Meta Keywords là gì? Có nên sử dụng trong SEO không?

Meta Keywords là gì? Có nên sử dụng trong SEO không?

Thẻ Meta Keywords là gì?

Đây là một phần tử HTML được sử dụng để chỉ định các từ khóa liên quan đến nội dung của trang web. Tuy nhiên, thẻ này đã không còn quan trọng trong SEO từ những năm gần đây vì các công cụ tìm kiếm không dựa vào thuộc tính keywords của thẻ Meta để xác định thứ hạng của trang web. Thay vào đó, các công cụ tìm kiếm hiện đại đánh giá nội dung và sự tương tác của người dùng để xác định độ phù hợp của trang web với người dùng.

Tầm quan trọng của Meta Keywords

Trước đây, nó được sử dụng để xác định các từ khóa liên quan đến nội dung của trang web. Thế nhưng, trong thời buổi hiện tại nó không còn được coi là quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và không ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm hàng đầu như Google.

Ngày nay, các công cụ tìm kiếm chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tiêu đề trang, Meta Description và nội dung chất lượng để xác định xếp hạng và hiển thị trang web trong kết quả tìm kiếm. Do đó, việc tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa các yếu tố khác là điều quan trọng hơn việc chỉ chăm chú “cải tạo” và “chăm bón” cho thuộc tính keywords.

Tuy nhiên, việc tối ưu từ khóa trong thẻ mô tả là một kỹ thuật quan trọng trong SEO Onpage mà bất cứ SEOer nào cũng cần nắm bắt được vì nó hỗ trợ không nhỏ trong việc đưa bài viết nằm trong top tìm kiếm của Google. Đặc biệt, đối với những ngành nghề, thị trường khó mức độ cạnh tranh cao cần phải thực hiện tối ưu hết mức có thể mới có tiềm năng “chen chân” vào bảng xếp hạng của Google.

Thuộc tính keywords hỗ trợ cải thiện thứ hạng từ của website trên công cụ tìm kiếm

Thuộc tính keywords hỗ trợ cải thiện thứ hạng từ của website trên công cụ tìm kiếm

Hướng dẫn kiểm tra thẻ Meta Keywords trên website

Sử dụng công cụ SEOQuake

Đây là một công cụ đã quá quen thuộc với tất cả những ai đã và đang làm SEO vì nó đem lại rất nhiều tính năng thuận tiện cho việc tối ưu và nắm bắt tình trạng của website. Để kiểm tra Meta keyword trên trang của mình bằng công cụ SEOquake bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tiến hành cài đặt SEOquake vào Chrome hoặc Add-ons của Firefox
  • Bước 2: Thực hiện truy cập vào website và kiểm tra nhờ phần mở rộng trong SEOquake
  • Bước 3: Nhấn chọn vào DIAGNOSIS để theo dõi được URL, Title, Meta Keywords của website để nắm bắt các hoạt động của trang web và khắc phục sự cố (nếu có).
Dùng công cụ SEOquake để kiểm tra

Dùng công cụ SEOquake để kiểm tra

Dùng View Page Source

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng View Page Source để kiểm tra Meta Keyword nhanh chóng nhất:

  • Bước 1: Chọn tổ hợp phím Ctrl + U
  • Bước 2: Nhấn Ctrl + F để hiện khung tìm kiếm trên trang
  • Bước 3: Tại ô tìm kiếm bạn nhấn tìm từ khóa meta (thường Meta keyword sẽ nằm tại vị trí dưới Title và Description).
Sử dụng View Page Source để kiểm tra Meta keyword cho website

Sử dụng View Page Source để kiểm tra Meta keyword cho website

Hướng dẫn bật SEO Meta keywords trong WordPress

Để bật tính năng này trong WordPress, bạn cần sử dụng một plugin SEO như Yoast SEO hoặc All in One SEO Pack. Dưới đây là hướng dẫn cách bật chi tiết bằng phương pháp sử dụng plugin Yoast SEO:

  • Bước 1: Đầu tiên, hãy vào Plugin SEO và tiến hành chọn Dashboard, sau đó chọn Title & Meta và nhấp vào Click Other
  • Bước 2: Chọn mục Enabled ở phần Use Meta Keyword Tag và bấm lưu
  • Bước 3: Sau khi lưu thành công thẻ sẽ hiển thị đầy đủ trong phần Yoast SEO

Sau khi hoàn thành, bạn đã bật SEO Meta Keyword trong WordPress bằng plugin Yoast SEO. Bây giờ, bạn có thể thêm từ khóa cho mỗi bài viết và trang bằng cách sử dụng trường “Focus Keyword” (Từ khóa chính) trong phần cài đặt Yoast SEO cho từng bài viết hoặc trang một cách dễ dàng.

Các bước thực hiện bật SEO Meta Keywords trong trình chỉnh sửa WordPress

Các bước thực hiện bật SEO Meta Keywords trong trình chỉnh sửa WordPress

Hướng dẫn tối ưu Meta keyword trong SEO

Nếu muốn tối ưu Meta keyword trong SEO bạn cần điền các từ khóa vào trong dấu ngoặc kép nếu chèn một lúc nhiều từ khóa thì giữa các từ cần có dấu phẩy ngăn cách. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ theo  một số tiêu chí như:

  • Nghiên cứu từ khóa: Trước khi tạo Meta keyword, hãy nghiên cứu và chọn những từ khóa phù hợp với nội dung của trang web của bạn. Các công cụ như Google Keyword Planner hoặc SEMrush có thể giúp bạn tìm kiếm từ khóa phổ biến và liên quan
  • Chọn từ khóa liên quan: Đảm bảo rằng các từ khóa bạn chọn liên quan đến nội dung của trang web và có khả năng thu hút khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy lựa chọn các từ khóa chính và từ khóa phụ mà người dùng có thể sử dụng khi tìm kiếm thông tin liên quan đến trang web của bạn
  • Đặt từ khóa trong thẻ: Đưa các từ khóa bạn chọn vào thẻ Meta Keywords. Hãy sắp xếp các từ khóa một cách logic và cách nhau bằng dấu phẩy. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn và ưu tiên trang web của bạn hơn.
  • Hạn chế sử dụng từ khóa dài: Những từ khóa dài thường sẽ khó tối ưu và không được nhiều người dùng tìm kiếm nên bạn hãy hạn chế những từ khóa này

Ngoài những cách tối ưu trên các SEOer cần lưu ý thêm những điều như: chèn 2 – 5 keywords trong thẻ Meta và đặc biệt không lặp lại các từ khóa trong thẻ mô tả tránh tình trạng bị Google phạt.

Vị trí tối ưu Meta Keyword trong SEO

Vị trí tối ưu Meta Keyword trong SEO

Cách chèn Meta Keyword trong nội dung

Các SEOer có thể lựa chọn chèn cách chèn thuộc tính keyword của thẻ Meta nhờ vào phần mềm hoặc thủ công. Đầu tiên bạn cần kiểm tra lịch sử tệp tìm kiếm của website để tìm từ khóa và sao lưu lại. Nên chọn những từ khóa mà mọi người sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn và chèn vào nội dung.

Cần lưu ý rằng những từ khóa được chọn để gắn thẻ Meta cần phải liên quan tới nội dung của trang được đề cập đế. Ngoài ra trong quá trình thực hiện bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Lỗi chính tả: Lỗi chính tả trong thẻ meta có thể cho các công cụ tìm kiếm biết rằng trang của bạn có liên quan đến truy vấn tìm kiếm sai chính tả.
  • Từ khóa đuôi dài: Những biến thể của các từ khóa đều đem lại nhiều lợi ích và giúp người dùng dễ ghi nhớ hơn
  • Tìm kiếm thực: Thực hiện kiểm tra và phân tích lịch sử tìm kiếm những từ khóa đã đưa người dùng đến trang web của bạn sau đó tạo một danh sách thuộc tính keyword của thẻ Meta và sử dụng để tăng lượng tìm kiếm thực trên website.
Khi chèn thẻ cần đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng

Khi chèn thẻ cần đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng

Câu hỏi thường gặp

Meta keyword có còn quan trọng trong SEO không?

Không. Từ 2009 Google và Bing, Yahoo! đã thông báo rằng thuộc tính keyword của thẻ Meta không còn quan trọng trong việc xếp hạng tìm kiếm của website trên Google và không làm ảnh hưởng tới thứ hạng của một trang web.

Làm thế nào để xóa Meta Keyword?

  • Bước 1: Truy cập vào trang web của bạn
  • Bước 2: Tìm và mở file HTML của trang đó để chỉnh sửa
  • Bước 3: Tìm đoạn mã Meta tag có thuộc tính “keywords”
  • Bước 4: Xóa hoặc ẩn đi đoạn mã Meta Tag “keywords” bằng cách thêm dấu chú thích trước và sau đoạn mã
  • Bước 5: Lưu lại và tải lại trang web của bạn để kiểm tra xem thuộc tính keyword của thẻ Meta đã được xóa thành công hay chưa.

Khi nào nên sử dụng SEO Meta Keyword?

  • Cần xây dựng mạng lưới nội bộ gắn thẻ trên website: Hoạt động này giúp làm giảm tình trạng ăn thịt từ khóa và chồng chéo keywords trên trang web
  • Tìm từ khóa chính từ đối thủ: Muốn tìm kiếm những từ khóa gốc cho website của mình bạn có thể tham khảo những Meta Keyword của các đối thủ cạnh tranh sau đó lựa chọn những từ khóa phù hợp về cho trang web của mình.

Với nội dung bài viết này, hy vọng đã giúp các SEOer biết được Meta Keywords là gì. Dù thuộc tính keywords của thẻ Meta không còn quan trọng với SEO như trước nhưng mình nghĩ rằng các SEOer vẫn nên cập nhật thông tin đầy đủ về nó. Đồng thời hãy bổ trợ thêm thật nhiều kiến thức về các kỹ thuật SEO khác trên trang của Pima Digital để xây dựng và phát triển website của mình ngày càng lớn mạnh hơn nữa nhé.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.