Search Intent là gì? 9 loại Search Intent phổ biến trong SEO

Trang chủ Kiến thức SEO Search Intent là gì? 9 loại Search Intent phổ biến trong SEO

Search Intent hay ý định tìm kiếm của người dùng là một thuật ngữ rất quen thuộc trong SEO, đặc biệt là lĩnh vực Content Marketing. Bởi vì đây là một trong những yếu tố quyết định rất nhiều đến kết quả tìm kiếm hiện nay. Vậy thực chất Search Intent là gì?

Truy vấn tìm kiếm của người dùng thay đổi liên tục trên công cụ tìm kiếm Google để ra được một kết quả mong muốn. Điều này đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web hiện nay. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây Pima Digital sẽ bật mí cho bạn tất tần tật từ A-Z về Search Intent, phân loại và cách tối ưu nó hiệu quả trong SEO.

Search Intent là gì? 9 loại Search Intent phổ biến trong SEO

Search Intent là gì? 9 loại Search Intent phổ biến trong SEO

Search Intent là gì?

Đây là ý định tìm kiếm của người dùng khi thực hiện truy vấn trên các công cụ tìm kiếm. Mục đích để tìm câu trả lời cho một câu hỏi, mua sản phẩm hay muốn truy cập một trang web cụ thể…

Tại sao Search Intent lại quan trọng trong SEO?

Bằng cách hiểu được insight khách hàng trong Marketing, bạn có thể tạo ra các nội dung liên quan, có giá trị nhằm:

  • Thu hút khách hàng, tăng lượng truy cập vào trang web
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Giảm tỷ lệ thoát trang
Ý định tìm kiếm của người dùng ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng các trang web trên SERPs

Ý định tìm kiếm của người dùng ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng các trang web trên SERPs

4 loại Search Intent truyền thống

Ý định tìm kiếm thông tin – Information Intent

Đây là một loại truy vấn mà người dùng muốn tìm hiểu thông tin về một chủ đề nào đó hoặc một câu hỏi cụ thể. Những tìm kiếm này sẽ bao gồm các tiền/hậu tố như: cách thực hiện, là gì? ở đâu? như thế nào? làm sao? là ai?

Ý định tìm kiếm điều hướng – Navigational Intent

Người dùng muốn tìm kiếm một trang web cụ thể. Thường thì ý định tìm kiếm này được thực hiện khi người dùng đã biết được một số thông tin như: tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, chủ đề website…

Ý định tìm kiếm thương mại – Commercial Intent

Người dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ dưới dạng so sánh, đánh giá để hiểu rõ hơn trước khi quyết định mua hàng. Truy vấn lúc này thường kèm theo các tiền/hậu tố như: top, tốt nhất, review, so sánh, thuộc tính sản phẩm (màu, họa tiết, kích thước…)

Ý định tìm kiếm giao dịch – Transactional Intent

Mục đích tìm kiếm giao dịch nghĩa là người dùng muốn thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng. Những tiền/hậu tố đi kèm như: giá, mua, bán, thuê, mã khuyến mãi, đặt hàng, giá tốt…

4 loại Search Intent truyền thống cơ bản

4 loại Search Intent truyền thống cơ bản

9 dạng Search Intent phổ biến trong SEO hiện nay

Ý định nghiên cứu thông tin – Research Intent

Đây là dạng truy vấn được thực hiện nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm. Kết quả trả về thường là các trang cung cấp thông tin, blog, diễn đàn, wiki, định nghĩa,… nhằm cung cấp đáp án, câu trả lời chính xác nhất cho người dùng về chủ đề cụ thể.

Kết quả trả về ý định nghiên cứu thông tin dạng Featured Snippet trên Google

Kết quả trả về ý định nghiên cứu thông tin dạng Featured Snippet trên Google

Ý định tìm câu trả lời nhanh – Answer Intent

Hiểu đơn giản thì Answer Intent nghĩa là người dùng muốn tìm câu trả lời nhanh về một thông tin nào đó mà không cần phải truy cập vào trang web.

Với dạng truy vấn này, Google thường đưa câu trả lời dưới dạng hộp định nghĩa (Definition Box), hộp trả lời (Answer Box), bảng tỉ số…

Kết quả Search Intent câu trả lời nhanh về thời tiết

Kết quả Search Intent câu trả lời nhanh về thời tiết

Kết quả truy vấn nhanh về tỉ số bóng đá mới nhất

Kết quả truy vấn nhanh về tỉ số bóng đá mới nhất

Ý định mua hàng – Transactional Intent

Sự phát triển về thuật toán của Google đã phần nào hiểu rõ được ý định tìm kiếm nghiên cứu, mua hàng của người dùng. Vì vậy, khi bạn search từ khóa với mục đích mua hàng, kết quả trả về dạng Google Shopping và các trang thương mại điện tử như: Shopee, Amazon, Tiki, Lazada, MacOne, Mac24h…

Kết quả dạng Google Shopping khi search từ khóa “macbook pro m1”

Kết quả dạng Google Shopping khi search từ khóa “macbook pro m1”

Ý định tìm kiếm địa điểm – Local Intent

Kết quả tìm kiếm địa điểm thường là các gói kết quả địa điểm (Local Pack) với các điểm đánh dấu (Geographic Markers). Bản đồ trên Google Map là kết quả hiển thị rõ nhất về loại tìm kiếm này.

Kết quả của ý định tìm kiếm địa điểm quán cafe gần đây

Kết quả của ý định tìm kiếm địa điểm quán cafe gần đây

Ý định tìm kiếm hình ảnh trực quan – Visual Intent

Đây là ý định mà người dùng muốn tìm kiếm hình ảnh trực quan thay vì phải đi tìm thông tin dạng văn bản. Hiểu được Search Intent này, các công cụ tìm kiếm sẽ gợi ý hình ảnh xuất hiện trên SERPs.

Trả về hình ảnh trực quan khi search từ khóa “giường gỗ công nghiệp”

Trả về hình ảnh trực quan khi search từ khóa “giường gỗ công nghiệp”

Ý định tìm kiếm video – Video Intent

Khác với Visual Intent, Video Intent là dạng ý định tìm kiếm liên quan chủ đề cụ thể mà người dùng muốn xem video hơn là xem hình ảnh, đọc lý thuyết suông. Kết quả hiển thị thường dưới dạng gợi ý các video kèm hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) và đoạn trích dẫn nội dung.

Kết quả truy vấn trả về dạng danh sách các video thumbnail

Kết quả truy vấn trả về dạng danh sách các video thumbnail

Ý định tìm kiếm tin tức, thời sự – News Intent/Fresh Intent

Đây là dạng ý định tìm kiếm của người dùng về thông tin, sự kiện, tin tức mới nhất. SERP sẽ hiển thị dạng hộp câu chuyện (Story box) hoặc tin tức kèm với thời gian hiển thị trong ngày/tuần.

Top kết quả tìm kiếm mới nhất về tin tức “giá vàng hôm nay”

Top kết quả tìm kiếm mới nhất về tin tức “giá vàng hôm nay”

Ý định tìm hiểu thương hiệu – Branded Intent

Nghĩa là khi bạn truy vấn tên sản phẩm, thương hiệu thì kết quả trả về sẽ là website của công ty, tổ chức đó. Nếu doanh nghiệp bạn không có website, kết quả trả về sẽ là các bài báo, trang review, đánh giá…

Kết quả khi search tên thương hiệu “Pima Digital”

Kết quả khi search tên thương hiệu “Pima Digital”

Ý định tìm kiếm hỗn hợp – Split Intent

Đây là dạng ý định tìm kiếm chưa rõ ràng nên Google không xác định được kết quả cụ thể. Thường nó sẽ trả về dạng tổng hợp: hình ảnh, thông tin, trang thương mại điện tử, bản đồ, video… trên SERPs.

Kết quả Split Intent của từ khóa “nón lá”

Kết quả Split Intent của từ khóa “nón lá”

Cách xác định Search Intent

Xác định qua từ khóa

Bạn có thể dựa vào dấu hiệu nhận biết 4 loại Search Intent truyền thống mà Pima Digital đã cung cấp ở trên để xác định từ khóa tìm kiếm của người dùng thuộc loại nào. Hoặc bạn có thể dựa vào trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của Google để tìm hiểu chính xác hơn về ý định tìm kiếm của người dùng.

Xác định qua cấu trúc kết quả tìm kiếm trên SERPs

Một số dạng kết quả tìm kiếm thường gặp: Featured Snippet, Knowledge Graph, Google Ads, Video thumbnail, Top Stories…

Đặt mình vào vị trí người dùng

Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người dùng để xác định mục đích tìm kiếm từ khóa đó. Hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Bạn cần gì khi tìm kiếm từ khóa này? bạn đang tìm kiếm thêm thông tin gì? bạn muốn mua hàng? cách để sử dụng sản phẩm này…

Xác định thông qua công cụ phân tích

Một số công cụ hỗ trợ như: Semrush, Ahrefs, Google Trend, Google Keyword Planner sẽ giúp bạn xác định được ý định tìm kiếm của một từ khóa cụ thể.

Xác định Search Intent người dùng nhờ vào công cụ Semrush

Xác định Search Intent người dùng nhờ vào công cụ Semrush

Cách tối ưu Search Intent hiệu quả

Nghiên cứu từ khóa để xác định đúng Search Intent

Bạn sẽ thu thập thông tin về ý định tìm kiếm qua những từ, cụm từ hoặc câu hỏi mà người dùng tìm kiếm trên các nền tảng khác nhau. Dựa trên thông tin thu thập, bạn có thể xác định được chân dung khách hàng, mức độ quan tâm của họ, khả năng hiểu biết của họ về lĩnh vực đang tìm kiếm… Từ đó, lập kế hoạch bộ từ khóa cho bài viết theo từng chủ đề liên quan.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

  • Sử dụng phông chữ từ 14px trở lên, giúp nội dung hiển thị rõ ràng, dễ đọc
  • Thêm tiêu đề phụ (H2, H3, H4…) để người dùng biết được nội dung chính đang đề cập trong bài viết
  • Chèn và tối ưu hình ảnh, video nhằm thu hút người đọc
  • Thẻ Meta Description tóm tắt khái quát được nội dung bài
  • Tối ưu tốc độ tải trang bằng Plugins: PageSpeed Insights, WP Rocket…
  • Giảm thiểu các Popup khi người dùng truy cập website như: quảng cáo khuyến mãi, đặt lịch tư vấn, điền mẫu đăng ký…
  • Sử dụng công cụ Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập và hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng
Thiết kế bố cục website nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng (UI/UX)

Thiết kế bố cục website nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng (UI/UX)

Tối ưu nội dung hiện có (OnPage – OffPage)

  • SEO Onpage: Tối ưu tiêu đề bài viết, thẻ meta, heading, hình ảnh, URL, nội dung đề cập đúng ý định tìm kiếm của người dùng…
  • SEO Offpage: Triển khai Backlink phù hợp chủ đề trang web

Tối ưu hóa trang bán hàng

Trên thực tế, có rất nhiều cụm từ tìm kiếm mà người dùng không chỉ muốn xem nội dung mà còn có ý định thực hiện giao dịch, trao đổi và mua bán sản phẩm trực tuyến… Vì vậy, bạn nên cải thiện về giao diện, hình ảnh, mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, đánh giá… để tăng khả năng mua hàng của người dùng.

Kết quả trả về các trang thương mại điện tử khi search từ khóa “máy tính macbook m2 pro”

Kết quả trả về các trang thương mại điện tử khi search từ khóa “máy tính macbook m2 pro”

Tối ưu hóa Search Intent hỗn hợp

Chẳng hạn khi người dùng truy vấn từ khóa “tai nghe chống ồn” với ý định mua hàng. Tuy nhiên, họ sẽ chưa mua ngay mà còn muốn tìm kiếm thông tin trước khi ra quyết định. Vì vậy nội dung bạn cung cấp cần phải đa dạng như: các bài so sánh, đánh giá, review sản phẩm…

Kết quả ý định tìm kiếm hỗn hợp từ khóa “tai nghe chống ồn”

Kết quả ý định tìm kiếm hỗn hợp từ khóa “tai nghe chống ồn”

Hy vọng với bài viết mà Pima Digital đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đã có được cái nhìn tổng quan về Search Intent là gì, phân loại, cách xác định và tối ưu nó hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay Pima Digital để được trả lời sớm nhất nhé.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn