Topical Authority là gì? 3 chiến lược xây dựng trong SEO

Trang chủ Kiến thức SEO Topical Authority là gì? 3 chiến lược xây dựng trong SEO

Topical Authority là một thuật ngữ SEO đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Nhưng bạn đã biết chính xác về khái niệm Topical Authority là gì chưa? Làm thế nào để triển khai nó cho hiệu quả trong SEO?

Đừng lo lắng, Pima Digital sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc về Topical Authority qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Topical Authority là gì? 3 chiến lược xây dựng hiệu quả trong SEO

Topical Authority là gì? 3 chiến lược xây dựng hiệu quả trong SEO

Topical Authority là gì?

Hiểu đơn giản thì Topical Authority chính là tính thẩm quyền hay tính chuyên môn, độ tin cậy về một chủ đề cụ thể, mà bạn đang tập trung để tạo ra các nội dung bài viết trên website.

Hoặc hiểu theo cách khác, Topical Authority là việc website bạn có khả năng xếp hạng cao hơn trên một trang web có thẩm quyền (Authority Website) trong một khoảng thời gian nhất định, với độ chính xác về nội dung cao hơn. Bằng cách xây dựng và triển khai nội dung theo từng cụm chủ đề (Topic Cluster).

Ví dụ: Bạn muốn xếp hạng bài viết về chủ đề “chăm sóc cây cảnh”. Để nâng cao Topical Authority, bạn cần nghiên cứu và liệt kê ra các bài viết liên quan theo từng cụm chủ đề (Topic Cluster) như:

  • Bí quyết chăm sóc cây cảnh: Hướng dẫn cơ bản, lịch trình chăm sóc, cách tưới nước đúng cách…
  • Cây cảnh trong nhà: Các loại phổ biến, phương pháp chăm sóc…
  • Chăm sóc cây cảnh ngoài trời: Cách lựa chọn cây, cách chăm sóc…
  • Bệnh thường gặp của cây cảnh: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và điều trị…
  • Cắt tỉa và tạo hình cây cảnh: Cách cắt tỉa đẹp, kỹ thuật tạo hình nghệ thuật…

Tại sao Topical Authority lại quan trọng trong SEO?

  • Tạo độ tin cậy thương hiệu của bạn đối với người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm. Điều này dẫn đến tăng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng trên SERPs.
  • Khi bạn xây dựng nội dung theo từng cụm chủ đề (Topic Cluster) và liên kết chúng lại với nhau thông qua các Internal Link (liên kết nội bộ). Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng tìm thấy nội dung của bạn một cách dễ dàng hơn, từ đó mang lại nguồn Backlink tự nhiên.
Topical Authority giúp nâng cao độ uy tín và xếp hạng website trên SERPs

Topical Authority giúp nâng cao độ uy tín và xếp hạng website trên SERPs

Topical Authority hoạt động như thế nào?

Với sự ra đời của thuật toán Hummingbird của Google vào năm 2013 đã thay đổi hoàn toàn cách Google phân tích, xếp hạng nội dung sao cho liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng. Trước sự ra đời của Hummingbird, các thuật toán của Google xác định Search Intent (ý định tìm kiếm) của người dùng dựa vào các từ khóa.

Do đó, để nâng cao Topical Authority, bạn cần phải:

  • Nghiên cứu bộ từ khóa và triển khai nội dung theo dạng Topic Cluster
  • Liên kết các bài viết trong cùng một chủ đề thông qua các Internal link
  • Tạo các nội dung chuyên sâu liên quan về một chủ đề cụ thể sao cho dễ đọc, dễ hiểu

Làm thế nào để đo lường ​​Topical Authority của một website?

Chưa có thước đo chính xác nào để đo lường Topical Authority. Tuy nhiên, bạn có thể ước tính, đánh giá dựa vào tỷ lệ lưu lượng truy cập (Traffic share) theo tên miền (Domain) hoặc phân tích các liên kết trong website (Internal Link, Backlink) trên các công cụ hỗ trợ đo lường.

Sử dụng tính năng Traffic share trên công cụ Ahrefs để xem lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) của website bạn như thế nào so với các tên miền khác. Chỉ số Traffic share của bạn càng cao thì ​​Topical Authority của bạn càng đáng tin cậy.

Theo dõi chỉ số Traffic share để đánh giá ​​Topical Authority của một website trên Ahrefs

Theo dõi chỉ số Traffic share để đánh giá ​​Topical Authority của một website trên Ahrefs

3 phương pháp xây dựng Topical Authority hiệu quả trong SEO

Chọn chủ đề cụ thể và triển khai theo dạng Topic Cluster

  • Xác định chủ đề chính cho trang web trụ cột (Pillar Page), nội dung cung cấp thông tin toàn diện.
  • Nghiên cứu từ khóa (qua công cụ Ahrefs, Semrush, kết quả trên SERPs…) để xây dựng nên các chủ đề phụ, nội dung liên quan đến chủ đề chính (Cluster Content).

Tạo nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng

  • Viết nội dung chất lượng phù hợp với chủ đề của bạn và truy vấn tìm kiếm người dùng
  • Xây dựng chiều sâu cho chủ đề chính bằng cách đề cập đến các chủ đề phụ liên quan
  • Chia sẻ thông tin hữu ích, thực tế, chuyên sâu
  • Nội dung ngắn gọn, thuật ngữ đơn giản, dễ đọc dễ hiểu
  • Luôn cập nhật mới nội dung
  • Chèn hình ảnh, video hoặc đồ họa để người đọc dễ hình dung
  • Liên kết nội bộ (Internal Link) các chủ đề liên quan
 Xây dựng nội dung theo dạng Topic Cluster và liên kết chúng qua các Internal Link

Xây dựng nội dung theo dạng Topic Cluster và liên kết chúng qua các Internal Link

Xây dựng các liên kết nội bộ (Internal Link) và Backlink phù hợp

Liên kết nội bộ (Internal Link) các trang có nội dung liên quan theo chủ đề (Cluster Content) về trang trụ cột (Pillar Page) để công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về mức độ liên quan theo chủ đề và cấu trúc nội dung trang web.

Xây dựng Backlink nhằm tăng khả năng hiển thị và độ tin cậy:

  • Đi Guest Post: Bạn sẽ tạo nội dung có giá trị cho website/blog của đối tác có chủ đề liên quan với tư cách là khách.
  • Linkbait Content (Kỹ thuật Skyscraper): Tạo các nội dung hấp dẫn, hữu ích, liên quan đến chủ đề
  • PR: Đăng bài lên các trang mạng xã hội (Social Media)
Xây dựng nguồn Backlink nhằm tăng lưu lượng truy cập vào trang web

Xây dựng nguồn Backlink nhằm tăng lưu lượng truy cập vào trang web

Câu hỏi thường gặp

Công cụ nào giúp đánh giá Topical Authority?

Một số công cụ phổ biến: Semrush, Ahrefs, Moz’s… Các công cụ này cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập, phân tích các liên kết (Internal Link, Backlink) nhằm đánh giá sức mạnh và uy tín của website đó.

Sự khác biệt giữa Topical Authority và Domain Authority?

  • Topical Authority xem xét chiều sâu nội dung, kiến thức chuyên môn và độ tin cậy của một trang web trong một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể.
  • Domain Authority xem xét số lượng và chất lượng nguồn Backlink của trang web.

Mất thời gian bao lâu thì một website có chỉ số Topical Authority cao?

Có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm. Phụ thuộc vào các yếu tố như sự cạnh tranh trong lĩnh vực của bạn, chất lượng nội dung, nguồn liên kết trong trang web…

Hy vọng với những thông tin mà Pima Digital đã chia sẻ ở trên về chủ đề Topical Authority sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao độ uy tín và xếp hạng website trên SERPs. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để được trả lời sớm nhất nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn