55+ thuật ngữ SEO thông dụng cho người mới bắt đầu

Trang chủ Kiến thức SEO 55+ thuật ngữ SEO thông dụng cho người mới bắt đầu

Dù bạn là một newbie hay bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO thì tôi tin rằng bạn sẽ phải đối mặt hàng ngày với các thuật ngữ SEO. Tuy nhiên không hẳn ai trong số các bạn đều biết và hiểu về nó, bởi vì có một số thuật ngữ chuyên ngành rất khó để nhớ.

Hiểu rõ các thuật ngữ trong SEO là bước đầu tiên và là nền tảng cần thiết trước khi bắt đầu một hành trình SEO web thành công. Chỉ khi bạn hiểu được ý nghĩa và cách áp dụng các thuật ngữ này, bạn mới có thể tối ưu hóa trang web của mình một cách hiệu quả. Hãy cùng Pima Digital tìm hiểu thêm về ý nghĩa các thuật ngữ SEO thông dụng hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

55+ thuật ngữ SEO thông dụng cho người mới bắt đầu

55+ thuật ngữ SEO thông dụng cho người mới bắt đầu

Một số thuật ngữ SEO thường gặp

SEO

SEO là tên viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) gồm tập hợp các phương pháp được sử dụng nhằm nâng cao độ uy tín và cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERPs) như: Google, Yahoo, Bing,…

SERPs (Search Engine Result Page)

Đây là trang hiển thị kết quả trả về khi bạn nhập từ khóa truy vấn vào các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…).

SEM

SEM (Search Engine Marketing) hay còn có nghĩa là tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình sử dụng các phương pháp Marketing để tăng khả năng hiển thị website trên SERPs.

SEM gồm cả hai hình thức: SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising – Quảng cáo tìm kiếm có phí).

Ranking (Xếp hạng)

Dùng để chỉ thứ hạng của một website hoặc từ khóa cụ thể trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERPs).

SEO Onpage

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên trong một website. Nhằm mục đích nâng cao thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lưu lượng truy cập. Các yếu tố chẳng hạn như: URL, title, thẻ meta, từ khoá, nội dung, hình ảnh, tốc độ tải trang, sitemap…

Các yếu tố cần tối ưu khi SEO Onpage

Các yếu tố cần tối ưu khi SEO Onpage

SEO Offpage

Là những hoạt động được thực hiện bên ngoài website, bao gồm việc xây dựng các Backlink, Social Entity, Link building, Guest Post… nhằm cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs.

HTML

HTML viết tắt của Hypertext Markup Language, đây là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản hoặc có thể nói là một ngôn ngữ lập trình cơ bản mà công cụ tìm kiếm có thể đọc được. Nó được dùng để xây dựng và cấu trúc lại các thành phần văn bản, liên kết, hình ảnh của một trang web.

URL

URL viết tắt cụm từ Uniform Resource Locator, nghĩa là vị trí hoặc địa chỉ của một trang web trên Internet. Cấu trúc trang web này có thể là một trang HTML, một tệp, hình ảnh…

Crawl (Trình thu thập dữ liệu)

Đây là một thuật ngữ SEO dùng để chỉ quá trình các chương trình máy tính (crawler, robot, spider) quét, trích xuất, thu thập dữ liệu từ hàng tỷ trang web trên Internet và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, tập tin, sau đó lập chỉ mục cho chúng.

Index (Lập chỉ mục)

Là quá trình công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từng trang web trên Internet. Sau đó tiến hành kiểm tra, lưu trữ và sắp xếp dữ liệu được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm.

Landing Page (Trang đích)

Trang đích hay còn gọi Landing Page là một trang web được thiết kế chỉ tập trung vào một chủ đề hoặc một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Mục tiêu duy nhất của Landing Page là khuyến khích người dùng thực hiện hành động, chẳng hạn như: mua hàng, đăng ký dịch vụ, đăng ký tài khoản…

Content Management System – CMS

CMS là hệ thống quản trị nội dung giúp người dùng dễ dàng quản lý, tạo mới, chỉnh sửa nội dung, thông tin như: hình ảnh, video, files, danh mục, thông liên hệ… trên website.

Hệ thống quản trị CMS

Hệ thống quản trị CMS

Domain Name (Tên miền)

Là để chỉ địa chỉ trực tuyến của website trên Internet. Người dùng có thể truy cập trang web bằng cách gõ địa chỉ này lên trình duyệt. Nó đóng vai trò như cách để nhận diện thương hiệu website.

Algorithm (Thuật toán)

Là hệ thống các quy trình, công thức nhằm phân tích, giải quyết dữ liệu theo một trật tự đã được lập trình bởi những thông số nhất định. Ngoài ra, nó còn được các công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng các trang web trên SERPs.

Authority Site

Đây là một những trang web đáng tin cậy cung cấp những thông tin hữu ích, chuyên sâu về một chủ đề cụ thể, có giá trị cho người dùng.

Chẳng hạn như trang Wikipedia, trang xuất bản tin tức: BBC, The  New York Times, The Washington Post…

Cache (Bộ nhớ đệm)

Cache là một bộ nhớ lưu trữ tạm thời dữ liệu nội dung, hình ảnh, video hoặc bất kỳ tài liệu nào khác của trang web mà bạn truy cập, điều này giúp giảm thời gian tải lại trang.

Thuật ngữ nghiên cứu, phân tích từ khóa

Keyword (Từ khóa)

Keyword là những từ hay cụm từ mà bạn nhập vào các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về chủ đề, nội dung nào đó.

Longtail Keyword (Từ khóa đuôi dài)

Longtail Keyword là những từ khóa cụ thể với lượng tìm kiếm thấp và có độ dài nhiều hơn 3 từ.

Chẳng hạn như từ khóa ngắn “dịch vụ seo”, bạn có thể triển khai ra hàng loạt từ khóa dài như: “dịch vụ seo website chuyên nghiệp” “dịch vụ seo website giá rẻ”, “dịch vụ seo website tổng thể TP.HCM”…

Keyword Research (Nghiên cứu từ khóa)

Keyword Research là một thuật ngữ SEO chỉ quá trình tìm kiếm và phân tích các từ khóa chuyên sâu về các chủ đề ngóc ngách mà người dùng hay tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Cốc Cốc, Yahoo…

Search Volume

Là chỉ số thể hiện số lần tìm kiếm một từ khóa trong khung thời gian nhất định (thường là 1 tháng).

Ví dụ về Search Volume của từ khóa “mountain bikes”

Ví dụ về Search Volume của từ khóa “mountain bikes”

Keyword Stuffing (Nhồi nhét từ khóa)

Keyword Stuffing là việc bạn lạm dụng chèn một lượng lớn từ khóa vào nội dung bài viết nhằm cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs. Đó là một cách tiếp cận Spam trái với nguyên tắc của Google và có thể dẫn đến website bạn bị phạt.

Keyword Density (Mật độ từ khóa)

Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ phần trăm số lần mà một từ khóa xuất hiện so với tổng số từ trong trang web.

Ví dụ: Bài viết bạn có 2000 chữ và từ khóa chính lặp lại 20 lần => Keyword Density = 20/2000 = 1,0%.

Search Intent (Ý định tìm kiếm)

Search Intent là mục đích, nhu cầu, ý định tìm kiếm của người dùng khi họ thực hiện một truy vấn trên các công cụ tìm kiếm.

Commercial, Informational, Navigational & Transactional Keyword

  • Commercial (Từ khóa thương mại): Là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm và so sánh các sản phẩm hay dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.
  • Informational (Từ khóa thông tin): Dùng để chỉ những từ khóa để tìm kiếm một thông tin về chủ đề cụ thể nào đó.
  • Navigational (Truy vấn điều hướng): Là từ khóa được sử dụng khi người dùng muốn truy cập nhanh đến các trang web cụ thể nào đó khi họ đã biết trước thương hiệu, tên sản phẩm, dịch vụ…
  • Transactional (Từ khóa giao dịch): Được sử dụng khi người dùng muốn thực hiện hành động nào đó, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ SEO On-Site

Meta Title

Meta Title hay còn được gọi là thẻ tiêu đề, là phần văn bản được hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs), để thông báo cho người dùng về chủ đề của trang web.

Meta Title từ khóa “dịch vụ seo” trên SERPs

Meta Title từ khóa “dịch vụ seo” trên SERPs

Meta Description

Meta Description là phần mô tả ngắn (không quá 160 chữ) tóm tắt về nội dung, chủ đề trang web sao cho thuyết phục người dùng truy cập. Mô tả meta thường được xuất hiện dưới thẻ tiêu đề và URL trên trang kết quả tìm kiếm.

Meta Keyword

Trước đây vào những năm 90 và đầu năm 2000, các công cụ tìm kiếm sử dụng meta keywords để xác định nội dung, chủ đề trang web. Tuy nhiên, sau này các công cụ tìm kiếm không sử dụng thuật ngữ này nữa.

Noindex

Noindex là một thẻ meta được sử dụng để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm không index (lập chỉ mục) cho trang web chứa nó.

Alt text

Alt text là tên rút gọn của từ Alternate text.  Alt text được sử dụng để mô tả nội dung hình ảnh trên các trang web.

Mỗi khi bạn nhập một từ khóa tìm kiếm, các hình ảnh liên quan sẽ xuất hiện trên SERPs. Googlebot không thể đọc và hiểu được nội dung hình ảnh để trả về kết quả phù hợp. Vì vậy, bạn hãy nhớ thêm Alt text cho hình ảnh nhé!

Rel=canonical

Rel=canonical là một mã HTML được nhúng vào trang web để giúp các công cụ tìm kiếm xác định được đâu là phiên bản gốc, bản sao của URL.

Anchor text

Đây là thuật ngữ SEO dùng để chỉ một từ hoặc cụm từ chứa các liên kết (hyperlink) đến một trang web/URL mới có nội dung liên quan. Chúng được đánh dấu khác màu so với nội dung còn lại trên trang web (thường là màu xanh dương). Anchor text còn có tên gọi khác là linklabel, link text, hoặc link title.

Dấu hiệu nhận biết Anchor text trong trang web

Dấu hiệu nhận biết Anchor text trong trang web

Duplicate content (Nội dung trùng lặp)

Duplicate content nghĩa là nội dung trang web của bạn đã bị trùng lặp hoàn toàn hoặc một phần nào đó trên Internet. Điều này xảy ra có thể do bạn vô tình hoặc “cố ý” copy nội dung mà không chỉnh sửa.

Một số công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp: Small SEO Tool, Duplicheker, DMCA Scan, Copyscape, Plagium…

Call to Action (CTA)

Đây là lời kêu gọi hành động được đặt trong trang web dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh với mục đích khuyến khích người dùng thực hiện một số hành động cụ thể như: đăng ký tài khoản, mua hàng, click vào đường link…

Thuật ngữ xây dựng liên kết (Link Building)

Backlink

Backlink hay còn gọi Inbound Link, hiểu đơn giản là các liên kết từ trang web khác trỏ về trang web bạn. Nó được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng trang web trên SERPs.

Internal Link (Liên kết nội bộ)

Liên kết nội bộ hay Internal link là liên kết từ trang web này đến trang web khác trong cùng một website.

Outbound Link/External Link

Đây là một thuật ngữ SEO dùng để chỉ liên kết từ website của bạn trỏ sang các website khác cùng lĩnh vực.

Thuật ngữ SEO Outbound link - External link

Thuật ngữ SEO Outbound link – External link

DA – Domain Authority

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website được phát triển bởi Moz. Đây là một trong những thang điểm giúp đánh giá mức độ uy tín và sức mạnh của website đối với Google. DA càng cao chứng tỏ trang web bạn càng có khả năng được xếp hạng trên Top kết quả tìm kiếm.

Tìm hiểu thêm:

Broken Link

Broken Link (liên kết bị hỏng) hiểu đơn giản là những liên kết mà người dùng không thể truy cập vào. Lỗi này có thể do trang bị lỗi 404, ngoại tuyến, hoặc dạng 4xx…

Pagerank (PR)

Đây là một thuật toán cốt lõi của công cụ tìm kiếm Google dùng để đánh giá tầm quan trọng của trang web bằng cách đo lường số lượng, chất lượng các liên kết trỏ về nó. Từ đó ước tính xếp hạng website trên SERPs.

Nofollow/Dofollow

Nofollow là các liên kết có thuộc tính rel=“nofollow”. Nó được sử dụng để thông báo cho con bot của các công cụ tìm kiếm không theo dõi liên kết đó.

Ví dụ: <a href=“https://en.wikipedia.org/wiki/Search_engine_optimization” rel=“nofollow”>Search Engine Optimization</a>

Trái ngược với Nofollow, Dofollow được sử dụng để thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng đây là một liên kết an toàn, có thể theo dõi liên kết đó.

Link Juice

Link Juice là một thuật ngữ SEO được sử dụng để đo lường sức mạnh hoặc giá trị của một website thông qua các liên kết nội bộ (Internal link) và liên kết từ bên ngoài (Backlink). Hiểu đơn giản hơn thì nó được coi là dòng chảy sức mạnh truyền từ trang web này sang trang web khác thông qua các liên kết.

Thuật ngữ SEO Link Juice trong trang web

Thuật ngữ SEO Link Juice trong trang web

Thuật ngữ SEO Technical

Sitemap (Sơ đồ trang web)

Sitemap hay sơ đồ trang web là một tập tin dạng XML hoặc HTML, chứa các thông tin về URL và tài liệu (hình ảnh, video, các loại tệp…) trên trang web của bạn. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, dữ liệu, sau đó lập chỉ mục (Index) cho từng nội dung trang web đó.

Robots.txt

Hiểu đơn giản thì đây là một tập tin văn bản có đuôi .txt nằm trong thư mục gốc của trang web nhằm cung cấp hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm biết được phạm vi thông tin có thể thu thập từ trang web để lập chỉ mục.

Page Speed (Tốc độ tải trang)

Là thời gian cần thiết để tải hoàn toàn một trang web. Đây là yếu tố quan trọng trong SEO, nó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cũng như vị trí trang web trên SERPs.

Thuật ngữ Page Speed - Tốc độ tải trang web

Thuật ngữ Page Speed – Tốc độ tải trang web

Redirect 301

Redirect 301 (Moved permanently) là một mã trạng thái HTTP được sử dụng để thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng một URL/website mà bạn đang cố gắng truy cập đã được chuyển hướng vĩnh viễn đến một địa chỉ mới.

Redirect 302

Redirect 302 (Moved temporarily) khác với 301 ở chỗ là URL/website chỉ chuyển hướng tạm thời đến một địa chỉ mới.

400 Bad Request (Error 400 hoặc HTTP Error 400)

400 Bad Request có nghĩa là yêu cầu không hợp lệ. Lỗi trạng thái này cho biết máy chủ không thể xử lý truy vấn nào đó vì có thể bạn đã nhập sai đường link, bộ nhớ cache bị lỗi, tải file kích thước quá lớn…

404 Not Found

Lỗi 404 Not Found, hay còn gọi là lỗi truy vấn. Thông báo này xuất hiện khi bạn cố gắng truy cập một trang web đã bị xóa mà không có sự Redirect sang trang mới hoặc địa chỉ trang web không tồn tại.

Thuật ngữ đo lường, công cụ phân tích

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Đây là thuật ngữ SEO dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập vào một website nhưng nhanh chóng rời đi và không thực hiện bất kỳ một hành động nào khác như: click vào liên kết, đăng ký tài khoản hay liên hệ…

Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Conversion Rate là phần trăm số lượng người dùng thực hiện hành động chuyển đổi (đăng ký tài khoản, điều form liên hệ, đặt hàng, thanh toán…) chia cho tổng số lượng người dùng truy cập.

Ví dụ: Một trang web thương mại điện tử nhận được 100 lượt truy cập từ người dùng trong một tháng và có 50 người đăng ký mua hàng. Tỷ lệ Conversion Rate = 50/100 = 50%.

Thuật ngữ SEO Conversion Rate - Tỷ lệ chuyển đổi

Thuật ngữ SEO Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi

Cost Per Click – CPC

CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột) có thể hiểu là chi phí mà bạn phải trả khi người dùng click chuột vào các quảng cáo được đặt trên trang của web bạn.

CPA (Cost Per Action)

Khác với CPC, CPA (Cost Per Action) nghĩa là chi phí mà bạn phải trả khi người dùng thực hiện hành động như: mua hàng, đăng ký tài khoản, đăng ký dùng thử… qua các quảng cáo được đặt trên trang web của bạn.

Traffic (Lượng truy cập)

Đây là một thuật ngữ SEO chỉ số lượng người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn. Trang web có traffic càng cao, thì càng có khả năng xếp hạng trên top SERPs.

Google Tag Manager (GTM)

Google Tag Manager – Trình quản lý thẻ của Google là một công cụ được thiết lập giúp bạn quản lý, theo dõi các chiến dịch Marketing qua thẻ Google Analytics, Facebook Ads, Google Ads…

Google Analytics (GA)

Đây là một công cụ miễn phí của Google, giúp bạn theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về lưu lượng truy cập của website.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để xem các thông tin về lượt truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi, hành vi của người dùng, tỷ lệ thoát và các chỉ số khác để đánh giá hiệu suất chiến lược SEO, từ đó đề xuất các giải giáp cải tiến.

Google Analytics - Công cụ hỗ trợ phân tích và đo lường các chỉ số trên Website

Google Analytics – Công cụ hỗ trợ phân tích và đo lường các chỉ số trên Website

Google Search Console (GSC)

Google Search Console hay với tên gọi khác Google Webmaster Tools, là một công cụ quản lý website hoàn toàn miễn phí được cung cấp bởi Google. Nó giúp bạn theo dõi và phân tích hiệu suất trang web thông qua các chỉ số như: lượt truy cập, từ khóa, thứ hạng trên kết quả tìm kiếm, tỷ lệ nhấp chuột, tốc độ tải trang…

Google My Business

Google My Business hay còn gọi là Google Business, đây là công cụ miễn phí của Google cho phép bạn quản lý cách hiển thị doanh nghiệp mình trên Google Map, Google Search bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa, đánh giá…

Thuật ngữ về trường phái SEO

Black Hat SEO (SEO mũ đen)

Black Hat SEO (SEO mũ đen) nghĩa là các kỹ thuật SEO đi ngược lại các nguyên tắc xếp hạng của Google nhằm đẩy từ khóa, bài viết lên top trong thời gian ngắn. Nếu Google hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác phát hiện ra hành vi đó, trang web của bạn có thể bị phạt hoặc sẽ bị loại bỏ khỏi trang kết quả tìm kiếm.

Kỹ thuật Black hat SEO

Kỹ thuật Black hat SEO

White Hat SEO (SEO mũ trắng)

Trái ngược với Black Hat SEO, White Hat SEO là những kỹ thuật, chiến lược tối ưu hóa website tuân thủ các nguyên tắc của Google nhằm xếp hạng bền vững website trên SERPs.

Grey Hat SEO (SEO mũ xám)

Đây là một kỹ thuật kết hợp giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Tuy không tuân thủ những nguyên tắc của Google, nhưng nó vẫn có thể coi là chấp nhận được.

Trên đây là tất cả các thuật ngữ SEO thông dụng mà Pima Digital muốn chia sẻ với các bạn Newbie. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trở thành SEOer. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về thuật ngữ SEO nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp ngay nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn