Domain Authority chắc hẳn là thuật ngữ “vừa quen vừa lạ” đối với rất nhiều SEOer đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi cách xây dựng một website.
DA không phải là một yếu tố đo lường thứ hạng của một trang web trên Google như nhiều người vẫn đang lầm tưởng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những chiến thuật của riêng mình để tăng điểm cho chỉ số DA, là nền tảng vững chắc bổ trợ rất tốt cho việc cải thiện SEO và đẩy mạnh thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Trong bài viết này, Pima Digital sẽ chia sẻ cho các SEOer thông tin chi tiết nhất về chỉ số DA, mời bạn tham khảo!
Domain Authority là gì? Vì sao chỉ số này quan trọng trong SEO?
DA được sáng tạo bởi Moz và đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 – 100 và được định nghĩa là một chỉ số dự đoán thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Điểm DA của bạn càng cao cũng đồng nghĩa với việc website của bạn có thể được xếp hạng tốt hơn trên SERPs.
Trong hoạt động SEO, DA đóng vai trò giúp Google hiểu được mức độ liên quan của trang web đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Do vậy nó chính là thước đo sức mạnh về quyền hạn và xếp hạng của website trên Google.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà các SEOer cần lưu ý đó là Domain Authority không phải là chỉ số mà Google dựa vào để đánh giá xếp hạng các trang web và đương nhiên DA chỉ là nền tảng vững chắc cho một trang web nếu muốn nhanh đạt được thứ hạng cao.
Cách kiểm tra chỉ số Domain Authority đơn giản nhất
Nếu bạn đang tò mò về số liệu DA cho trang web của mình, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ kiểm tra như sau:
- Công cụ phân tích SEO và tên miền Moz
- Công cụ kiểm tra DA của Linkgraph.io
- Trình duyệt kiểm tra thẩm quyền website của Ahrefs
Ngoài ra các SEOer cũng có thể sử dụng công cụ khác của Moz như Moz Pro campaigns và API giúp kiểm tra chỉ số DA nhanh chóng và dễ dàng nhất.
4 sự thật cần biết về Domain Authority
Sau khi biết được Domain Authority là gì thì dưới đây là những sự thật mà bạn cần biết về nó.
1. Domain Authority không phải là một yếu tố xếp hạng
Như đã chia sẻ, DA chỉ có khả năng dự đoán thứ hạng của trang web trong tương lai chứ không phải là yếu tố quyết định trong thuật toán xếp hạng của Google. Đó chính là lý do vì sao những trang web mới có điểm DA thấp nhưng vẫn được xếp hạng cao nếu website có nội dung cuốn hút, cập nhật được nhiều thông tin và đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Tuy nhiên, số Referring domain và số trang liên kết là hai yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá thứ hạng website được Moz tích hợp để tính toán cơ quan quản lý tên miền. Do vậy, điểm DA và các chỉ số hiệu suất về xếp hạng từ khóa, vị trí trung bình, Organic traffic có mối liên kết mật thiết với nhau.
2. Domain Authority không phải là chỉ số duy nhất đánh giá thẩm quyền tên miền
Chỉ số này của Moz không phải là thước đo thẩm quyền tên miền duy nhất dành cho các SEOer. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu SEO lớn với những công cụ đo lường thẩm quyền riêng như: Majestic, Semrush, Ahref… Mỗi thương hiệu sẽ có một cách tính toán riêng nên điểm website của bạn sẽ khác nhau hoàn toàn.
Mặc dù Moz được sử dụng nhiều nhất nhưng trên thực tế nó không mang vai trò là công cụ đánh giá chính xác xếp hạng trang web trong tương lai. Vì thế bạn có thể dựa vào nhiều cách khác nhau để “bắt sóng” được tình trạng hoạt động và tiềm năng xếp hạng tại website của mình.
3. Google PageRank là thước đo độ thẩm quyền ban đầu
Trước khi Domain Authority xuất hiện thì chỉ số PageRank của Google chính là thang đo lường thẩm quyền đầu tiên. Trước đây, thứ hạng của mỗi trang web sẽ hiển thị trực tiếp trên công cụ tìm kiếm Google nhưng điều này đã vô tình trở thành yếu tố giúp các SEO mũ đen thực hiện khai thác thông tin và “ăn cắp” ý tưởng trang web khác để đẩy mạnh website của mình lên top.
Để khắc phục tình trạng này, Google đã ẩn đi PageRank và không cung cấp chi tiết thứ hạng website công khai. Vì vậy, có thể xem Google PageRank chính là một thước đo yếu tố xếp hạng Google “chính hiệu”.
4. SEO Offpage luôn đi đôi với việc cải thiện Domain Authority
Việc tính toán thẩm quyền tên miền hầu hết đều dựa vào các liên kết ngược (backlink) và các chiến thuật SEO Offpage như xây dựng backlink và PR, đây cũng là cách duy nhất và hữu hiệu nhất để nâng cao số liệu cho chỉ số DA.
Hoạt động cải thiện SEO Onpage không ảnh hưởng trực tiếp đến DA của bạn theo cách mà các backlink tác động. Tuy nhiên, khi chất lượng nội dung trên trang web của bạn được cải thiện, việc có được các backlink thông qua các chiến thuật SEO Offpage có thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tóm lại, khi thực hiện SEO website, hình thức tiếp cận đa dạng sẽ hiệu quả hơn là chỉ dựa vào một chiến lược duy nhất.
9 bước tăng điểm DA dễ dàng cho website
Bước 1: Chọn tên miền chất lượng
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu xây dựng trang web, theo Pima Digital bạn nên lựa chọn một tên miền thật chất lượng và có liên quan tới thương hiệu của bạn. Và điều quan trọng nhất là cần đáp ứng được tiêu chí “3 dễ” bao gồm: Dễ nhớ, dễ viết, dễ truy cập với người dùng.
Trong trường hợp bạn đã có sẵn domain hãy đảm bảo rằng nó luôn hoạt động tốt và không bị hết hạn. Tốt nhất bạn nên gia hạn cho domain trong khoảng thời gian ít nhất từ 3 – 5 năm mỗi lần.
Bước 2: Tối ưu cấu trúc website và trải nghiệm người dùng
Pima Digital muốn bạn luôn nhớ rằng cấu trúc trang web và tính thân thiện với người dùng là một trong nhiều yếu tố quan trọng hỗ trợ tính toán thẩm quyền cho domain. Một website có cấu trúc được tối ưu tốt sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu của trang web và lập chỉ mục cho website đó trong kết quả tìm kiếm.
Đối với việc tối ưu cấu trúc website bạn có thể thực hiện tạo Sitemap trong WordPress. Trong sơ đồ trang web này sẽ chứa đầy đủ các trang của website và hỗ trợ công cụ tìm kiếm truy cập nội dung trang web của bạn một cách dễ dàng nhất.
Với cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn nên thực hiện tối ưu hóa nội dung giúp thân thiện với và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Đồng thời tối ưu UI/UX kỹ lưỡng, các nút bấm, khả năng tương tác, internal link và tốc độ tải trang…
Bước 3: Đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động
Website của bạn trên di động cần phải hoạt động bình thường và có tốc độ tải nhanh. Quan trọng nhất là website cần được bảo mật an toàn bằng cách nhận các chứng chỉ như SSL và chuyển trang web sang “https”.
Bước 4: Tối ưu tốc độ tải trang
Khi truy cập vào một trang web mà tốc độ tải trang chậm chạp sẽ khiến người dùng khó chịu và làm tăng tỷ lệ thoát trang nhanh chóng. Kể cả bạn hay mình hoặc bất cứ người dùng nào cũng không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi một trang web tải xong trong vòng hơn 10s.
Muốn tối ưu tốc độ tải trang bạn có thể sử dụng PageSpeed, một công cụ hữu hiệu của Google vừa giúp cải thiện tốc độ tải website vừa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tránh gây ảnh hưởng tới chỉ số Domain Authority và tăng trải nghiệm tốt cho người dùng. Hãy đảm bảo thời gian tải của mỗi trang trong website tối đa 3s.
Bước 5: Tạo dựng nội dung hấp dẫn để nhận backlink xứng đáng
Thử nghĩ mà xem, nếu vô tình bạn bắt gặp một bài viết giá trị chắc chắn bạn sẽ muốn chia sẻ nó cho nhiều người bạn cùng biết đúng không nào? Chính hành động này sẽ giúp cho website của bạn nhận được những liên kết có thẩm quyền cao đến gốc domain và giúp tăng cường chỉ số DA hiệu quả.
Mình nhận thấy rằng các nội dung thú vị trên Podcast, bài báo, video được rất nhiều người quan tâm và chia sẻ trên mọi “mặt trận”. Tuy nhiên, nơi tuyệt vời nhất để bạn tạo dựng nội dung hấp dẫn nhằm thu hút backlink có thẩm quyền cao vẫn là ngay chính trang web của bạn.
Một nội dung hấp dẫn cần đảm bảo được quy tắc E – E – A – T bao gồm: trải nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy. Đây là yếu tố quan trọng giúp Google đánh giá được chất lượng tổng thể cho một website.
Bước 6: Tối ưu SEO Onpage, nâng cao chất lượng liên kết nội bộ
Không chỉ ảnh hưởng tới điểm Domain Authority, SEO Onpage còn tác động trực tiếp tới thứ hạng tìm kiếm của trang web trên Google. Vậy nên bạn cần phải thực hiện tối ưu toàn bộ title SEO, meta description, hình ảnh, nội dung, liên kết nội bộ… Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các biến thể như in đậm, in nghiêng, gạch dưới nhằm tăng trải nghiệm và tạo hứng thú cho người đọc.
Các liên kết nội bộ (internal link) sẽ hỗ trợ bot công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên trang web của bạn dễ dàng hơn và hỗ trợ lập chỉ mục trang nhanh chóng cùng nhiều lợi ích khác. Để cải thiện liên kết nội bộ bạn có thể sử dụng các Plugin như All in One SEO sẽ tự động báo cáo các liên kết nội bộ cho website của bạn và đề xuất những trang liên quan cho bạn liên kết tới.
Bước 7: Loại bỏ các backlink độc hại, kém chất lượng
Việc sở hữu nhiều liên kết sẽ mang đến hai mặt lợi và hại cho trang web của bạn. Những backlink xấu, độc hại sẽ là tác nhân làm giảm thẩm quyền tên miền của bạn nặng hơn website của bạn sẽ phải nhận “án phạt” từ Google.
Do đó bạn cần kiểm tra hồ sơ liên kết trên trang web và loại bỏ toàn bộ những liên kết độc hại này càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không thể xóa bạn có thể sử dụng chức năng disavow link của Google Search Console để từ chối hoặc bỏ qua những liên kết này.
Bước 8: Xây dựng backlink từ các trang có thẩm quyền cao
Theo nghiên cứu của Ahrefs, 52.24% trang web không nhận được bất cứ lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic traffic) nào do không có backlink. Vậy nên thật không sai khi nói rằng tất cả các trang web muốn có Domain Authority cao cần có hồ sơ backlink chất lượng.
Để nhận được những backlink có thẩm quyền cao bạn có thể tận dụng nguồn backlink từ trang liên quan có độ uy tín tốt trong lĩnh vực kinh doanh của bạn hay sử dụng liên kết từ các trang báo điện tử nổi tiếng. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể thực hiện đăng bài Guest Post uy tín mà bạn biết hoặc xây dựng backlink nhờ các trang danh bạ doanh nghiệp trên internet. Tất cả những gợi ý này sẽ là “bàn đạp” giúp chỉ số DA của bạn tăng trưởng mạnh mẽ.
Bước 9: Thường xuyên chia sẻ nội dung website lên mạng xã hội
Mạng xã hội là vùng đất màu mỡ giúp trang web của bạn quảng bá nội dung và thu hút tín hiệu mạng xã hội (Social signal) đồng thời giúp chỉ số DA của bạn tăng trưởng lên rất nhiều. Vậy nên hãy chọn lọc kênh chất lượng và chăm chỉ hoạt động trên các nền tảng này để tiếp cận được với nhiều người dùng hơn nhé.
Dấu hiệu của một điểm DA tốt là như thế nào?
Thang điểm để đo lường chỉ số Domain Authority là từ 1 – 100, nếu trang web của bạn đang nằm trong khoảng từ 20 – 30 điểm nghĩa là chỉ số DA của bạn chưa được tốt lắm. Để đạt được mức điểm DA tốt thì chỉ số phải dao động từ 70 điểm trở lên.
Điều quan trọng nhất được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đó là Domain Authority không phải yếu tố để Google đánh giá xếp hạng một trang web. Nhưng nó sẽ hỗ trợ bạn dự đoán được tiềm năng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Do vậy, bạn nên sử dụng chỉ số này để so sánh với các trang web khác trong SERPs sau đó tìm cách kéo điểm DA của mình lên cao hơn.
Cách tính điểm Domain Authority
Như mình đã chia sẻ phía trên, mỗi một công cụ sẽ có phương pháp tính điểm riêng cho một trang web. Điển hình là Moz, họ sử dụng hơn 40 yếu tố khác nhau để tính được chỉ số DA, trong đó bao gồm những yếu tố rất quan trọng như:
- MozRank: Giúp bạn kiểm tra số lượng trang web liên kết đến website của bạn đồng thời kiểm tra chất lượng của những liên kết này
- Hồ sơ liên kết: Bao gồm toàn bộ các Internal Link và backlink từ website của bạn. Nếu bài viết của bạn có liên kết đến những trang web có thẩm quyền cao đồng thời cũng được những trang web uy tín khác liên kết lại chắc chắn điểm DA của bạn sẽ tăng lên rất nhiều
- Referring domain: Trong quá trình kiểm tra hồ sơ liên kết của bạn, Moz cũng sẽ quan tâm đến cả những liên kết ngược trên trang web. Nếu website của bạn nhận được 100 liên kết nhưng toàn bộ đều đến từ duy nhất một tên miền thì đây sẽ được tính là 1 Referring domain mà thôi. Do đó, việc nhận được những liên kết ngược từ các website khác nhau là rất quan trọng
- MozTrust: Là yếu tố giúp kiểm tra mức độ tin cậy của những trang web liên kết tới website của bạn
- Cấu trúc trang web, tính thân thiện với người dùng: Muốn sở hữu điểm DA cao bạn cần tối ưu cấu trúc trang web giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trang web của bạn. Đồng thời bạn cũng cần đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi truy cập vào trang web.
Điểm khác biệt giữa Domain Authority và Page Authority
Domain Authority và Page Authority là hai chỉ số được phát triển bởi Moz để đánh giá sức mạnh và độ ảnh hưởng của một trang web hoặc trang cụ thể trên trang web. Dưới đây là điểm khác biệt giữa hai chỉ số này:
- Domain Authority (DA): Chỉ số này đánh giá sức mạnh của toàn bộ trang web. Nó được tính dựa trên nhiều yếu tố như lượng liên kết đến trang web, chất lượng liên kết và sự phân bổ liên kết trên website. DA được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 100, với điểm số cao hơn cho thấy một trang web mạnh mẽ và có khả năng xếp hạng tốt trên kết quả tìm kiếm
- Page Authority (PA): Chỉ số này đánh giá sức mạnh của một trang cụ thể trên trang web. Nó được tính dựa trên các yếu tố tương tự như DA, nhưng tập trung vào trang cụ thể thay vì toàn bộ trang web. Page Authority cũng được đánh giá trên một thang điểm từ 1 đến 100 và cho thấy khả năng của một trang để xếp hạng tốt trên kết quả tìm kiếm.
Hy vọng với những chia sẻ của Pima Digital về Domain Authority sẽ đem đến cho các SEOer thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích giúp cho việc xây dựng website trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé.
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: [email protected]
- Website: https://pimadigital.vn/