Bounce Rate là gì? 7 cách giữ chân người dùng Onsite hiệu quả

Trang chủ Kiến thức SEO Bounce Rate là gì? 7 cách giữ chân người dùng Onsite hiệu quả

Tỷ lệ thoát trang là vấn đề “nhức nhối” mà bất cứ doanh nghiệp nào khi triển khai marketing online đều phải đối mặt. Vậy bounce rate là gì? Những lý do nào khiến người dùng thoát trang nhanh chóng? Làm thế nào để tối ưu chỉ số bounce rate xuống mức thấp nhất?

Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Pima Digital giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo ngay!

Bounce Rate là gì? 7 cách giữ chân người dùng Onsite hiệu quả

Bounce Rate là gì? 7 cách giữ chân người dùng Onsite hiệu quả

Bounce Rate là gì?

Đây là một thuật ngữ quen thuộc với hầu hết các Marketer, nó được dùng để phản ánh phần trăm số lượt người dùng truy cập trên một trang, sau đó rời đi ngay lập tức mà không thực hiện bất cứ hành động nào khác trên website của bạn.

Một trang web có phần trăm bounce rate càng thấp sẽ càng hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ thoát trang cao thì website đó chưa thực sự hấp dẫn và đem lại giá trị cho người dùng. Chính vì thế, tỷ lệ thoát trang là một trong những thước đo phản ánh chính xác tính hiệu quả của một trang web.

Như vậy, với chia sẻ trên hẳn bạn đã nắm được thông tin về bounce rate là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu những lý do khiến người dùng lại thoát trang nhanh chóng trong nội dung bên dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm bounce rate là gì?

Tìm hiểu khái niệm bounce rate là gì?

5 lý do khiến người dùng thoát trang nhanh chóng

Sau khi biết được tỷ lệ bounce rate là gì, dưới đây là những lý do lớn nhất khiến người dùng nhanh chóng thoát khỏi trang web của bạn:

Tốc độ tải trang chậm

Một website có tốc độ load web >5s chắc chắn sẽ khiến khách hàng bực bội và rời đi nhanh chóng. Từ đó, làm tăng tỷ lệ thoát trang của website.

Website không tương thích trên thiết bị di động

Hiện nay, đa số người dùng đều sử dụng điện thoại để truy cập internet. Do đó, nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động sẽ gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm hiểu thông tin và điều hướng trang web.

Trang web chèn quá nhiều quảng cáo

Sai lầm này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ thoát trang, bởi nó gây trải nghiệm xấu cho người dùng và khiến họ trở nên khó chịu khi thấy quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần. Từ đó họ sẽ ngay lập tức thoát khỏi trang web của bạn làm tăng tỷ lệ thoát trang ở mức cao hơn.

Nội dung kém chất lượng, không hấp dẫn

Nếu bài viết của bạn dài dòng, sử dụng ngôn từ khó hiểu và không có sự sáng tạo, không đem lại giá trị cho người đọc thì rất có thể họ sẽ nhanh chóng thoát trang.

Thiếu Call To Action

Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn níu chân người dùng tiếp tục tương tác với website của bạn. Nếu không sử dụng CTA, người dùng sẽ không biết phải làm gì tiếp theo và không có mục đích để ở lại trang web của bạn.

Những lý do khiến trang web giảm tỷ lệ người dùng onsite

Những lý do khiến trang web giảm tỷ lệ người dùng onsite

7 cách giảm bounce rate hiệu quả nhất hiện nay

Ngoài định nghĩa cho bạn khái niệm bounce rate là gì, Pima Digital sẽ chia sẻ 7 phương pháp giúp tăng tỷ lệ người dùng onsite hiệu quả nhất.

Cải thiện tốc độ tải trang

Không chỉ riêng người dùng, ngay cả bạn khi thực hiện truy vấn một thông tin nào đó, nếu nhấp vào một website mà phải chờ tải trang trong thời gian quá 5 giây, chắc chắn sẽ khiến bạn bực bội và thoát trang ngay lập tức.

Chính vì thế, tốc độ tải trang là yếu tố tiên quyết gây ảnh hưởng tới tỷ lệ thoát trang ở người dùng. Do đó, hãy tối ưu khả năng load web ở mức tối đa, tốt nhất là thời lượng tải trang không được quá 3 giây.

Cải thiện và trình bày content thu hút hơn

Một nội dung nhàm chán kết hợp cùng cách trình bày “cũ rích” chắc chắn sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên tỷ lệ thoát trang cao. Vì thế, hãy tập trung sáng tạo những nội dung chất lượng với cách trình bày, giọng văn phù hợp với đối tượng người dùng mà bạn hướng đến. Điều này sẽ tạo cho họ sự thoải mái và hứng thú khi đọc bài viết trên trang của bạn.

Đặc biệt, nội dung cần viết ngắn gọn, súc tích, chuẩn SEO, có sự minh họa của hình ảnh, biểu đồ, video… nhằm mang lại sự thú vị và độc đáo cho bài viết của bạn.

Content chất lượng, hấp dẫn sẽ thu hút người dùng ở lại website lâu hơn

Content chất lượng, hấp dẫn sẽ thu hút người dùng ở lại website lâu hơn

Giảm số lượt quảng cáo trên trang

Tương tự như khi xem video trên Youtube, nếu bạn đang đọc một bài viết nào đó nhưng quảng cáo cứ liên tục xuất hiện làm che khuất tầm nhìn chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu. Do đó, hãy giới hạn số lượng quảng cáo trên website, đặc biệt không nên sử dụng những loại quảng cáo có âm thanh, hiệu ứng nhấp nháy dễ khiến người dùng khó chịu hơn.

Thiết kế website responsive

Hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng điện thoại để truy cập internet. Chính vì vậy, trang web của bạn cần tương thích trên mọi thiết bị di động nhằm đảm bảo website không bị lỗi font chữ, hình ảnh, bố cục giúp tạo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi ghé thăm trang web của bạn.

Trang web tương thích trên mọi thiết bị tạo trải nghiệm tốt và giữ chân người dùng hiệu quả

Trang web tương thích trên mọi thiết bị tạo trải nghiệm tốt và giữ chân người dùng hiệu quả

Xây dựng các liên kết nội bộ chặt chẽ

Các internal link (liên kết nội bộ) là những liên kết từ trang này tới một trang khác trên cùng một website. Nhờ có internal link, bạn sẽ dễ dàng điều hướng người dùng tìm hiểu thêm nhiều nội dung liên quan khác giúp tăng khả năng chuyển đổi. Đồng thời, đây cũng là một trong những cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên chèn các liên kết nội bộ thực sự liên quan với nội dung bài viết và phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có từ khóa mô tả rõ ràng. Đừng cố gắng nhồi nhét sẽ khiến nội dung thiếu sự tự nhiên và gây khó chịu cho người đọc.

Thay đổi thiết kế website

Phải thừa nhận rằng “cái đẹp luôn được ưu tiên” trong xã hội hiện nay. Do đó, việc thiết kế website với giao diện đẹp và ấn tượng cũng là một trong những cách làm tăng tỷ lệ onsite hiệu quả. Hãy ưu tiên sử dụng những gam màu trang nhã, hài hòa và chỉ nên kết hợp 2 – 3 màu sắc trên một website để không làm người dùng rối mắt.

Cùng với đó, bố cục trang web cần đảm bảo tinh gọn, đơn giản và dễ thao tác điều hướng đến trang khác nhằm tạo trải nghiệm tốt cho người dùng khi truy cập website của bạn.

Bạn nên thay đổi thiết kế website sao cho bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người dùng

Bạn nên thay đổi thiết kế website sao cho bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người dùng

Thêm yếu tố Call To Action (CTA)

Nhằm điều hướng và kêu gọi người dùng thực hiện hành động tiếp theo sau khi tìm hiểu nội dung trên trang của bạn. Hãy thiết kế thông điệp CTA dưới dạng các nút, biểu mẫu, video, link… để thêm phần sinh động hơn. Quan trọng nhất là lời kêu gọi phải thật rõ ràng, nổi bật, mang được lợi ích đến cho khách hàng của bạn.

Cách tính bounce rate chuẩn xác, nên tham khảo

Sau khi biết được bounce rate Google Analytics là gì và cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả, liệu bạn có thắc mắc về công thức tính bounce rate như thế nào không? Nếu có, dưới đây là nội dung giải đáp thắc mắc cho bạn!

Tính tỷ lệ thoát của một trang web

Để kiểm tra tỷ lệ thoát trang của một trang, SEOer tính theo công thức như sau:

Bounce rate của 1 website = Tổng lượt thoát trang (bounce) trong một khoảng thời gian nhất định/Tổng số lượt truy cập (entrance) của trang đó trong cùng thời gian.

Trong đó:

  • Bounce là số lượng người dùng truy cập (hoặc xem) trang duy nhất và mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về GA
  • Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trang của bạn.

Tính tỷ lệ thoát trang của toàn bộ website

Tương tự như cách tính tỷ lệ thoát trang của 1 trang trên website, công thức tính bounce rate của toàn bộ trang web được thực hiện như sau:

Bounce Rate của toàn bộ website = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng lượt truy cập (entrance) của tất cả các trang trong cùng một khoảng thời gian đó.

2 cách tính bounce rate trên website chuẩn xác nhất

2 cách tính bounce rate trên website chuẩn xác nhất

10 điểm “mấu chốt” quyết định tỷ lệ bounce rate

Ngoài việc nắm rõ về khái niệm bounce rate là gì, SEOer cần biết được 10 yếu tố quyết định tỷ lệ thoát trang được Pima Digital chia sẻ dưới đây:

Mục đích/hành vi người dùng

Nếu thông tin từ website của bạn không đáp ứng được mục đích tìm kiếm từ người dùng và không đem lại giá trị gì cho họ, chắc chắn họ sẽ ngay lập tức thoát trang. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm nhưng lại không thu hút người dùng cũng khiến họ nhanh chóng rời đi.

Loại website

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau tìm đến giải pháp kinh doanh mới, hợp xu hướng hơn đó chính là bán hàng trên website. Do đó, các trang web được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau, với mỗi loại bounce rate cũng có sự khác biệt hoàn toàn.

Theo nghiên cứu và tìm hiểu từ đội ngũ SEO của Pima Digital, bounce rate của một số trang web có chỉ số như sau:

  • Website thương mại điện tử và bán lẻ: 20 – 45%
  • Website B2B: 25 – 55%
  • Website thông tin: 65 – 90%
  • Landing page: 35 – 60%
  • Blog, portals: 65 – 90%.
Chỉ số bounce rate của một số trang web phổ biến hiện nay

Chỉ số bounce rate của một số trang web phổ biến hiện nay

Loại hình Landing Page

Hay còn được biết đến với một cái tên “thuần Việt” hơn đó là “trang đích”. Mục đích của trang này là cung cấp nội dung, thông tin nhằm dẫn dắt và điều hướng người dùng thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra các chuyển đổi nhất định.

Thông thường, Landing Page sẽ cung cấp thông tin dạng đơn giản, dễ hiểu hoặc xuất hiện dưới dạng hộp thoại để khách hàng điền thông tin liên hệ. Sau khi hoàn tất việc điền thông tin hoặc đã hiểu nội dung của trang đích, người dùng sẽ kết thúc việc truy cập trên website.

Chất lượng Landing Page

Muốn tạo nên một Landing Page chất lượng, bạn cần đặc biệt chú trọng tới việc tạo nội dung hấp dẫn, thiết kế giao diện bắt mắt, sáng tạo và chắc chắn phải đi kèm Call To Action thu hút. Để làm được điều này, SEOer buộc phải am hiểu về UI (giao diện người dùng) và UX (trải nghiệm người dùng). Chỉ khi tạo được ấn tượng về giao diện và đem tới trải nghiệm tốt cho người đọc, họ mới ở lại trang web của bạn lâu hơn.

Chất lượng Landing Page có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thoát trang

Chất lượng Landing Page có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thoát trang

Loại content

Content sẽ có bài dài, bài ngắn và độ khó dễ của từng chủ đề sẽ khác nhau. Với những bài viết mang tính chất giải trí có số lượng từ khoảng <1000 từ thường có khả năng thu hút người dùng Onsite lâu hơn, nhờ vậy mà tỷ lệ thoát trang cũng thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, với những content dạng phân tích một vấn đề hay chủ đề nào đó, số lượng từ của bài viết thường dài >1000 từ khiến người đọc ngán ngẩm. Vì thế, thông thường người dùng sẽ không thể kiên nhẫn đọc hết, mà chỉ lưu dưới dạng bookmark để khi có thời gian sẽ “nghiền ngẫm” sau. Do vậy, chỉ số bounce rate của những trang này thường rất cao.

Loại hình doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có chỉ số bounce rate hoàn toàn khác biệt. Điển hình như:

  • Internet và Telecom: 60.5%.
  • Nghệ thuật và giải trí: 58.69%.
  • Tự động hóa và phương tiện, thiết bị: 43.34%.
  • Làm đẹp và fitness: 56.81%.
  • Sách và văn học: 61.21%.
  • Kinh doanh và công nghiệp: 56.06%.
  • Máy tính và điện tử: 61.97%.
  • Tài chính: 59.61%.
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà tỷ lệ thoát trang sẽ khác nhau

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà tỷ lệ thoát trang sẽ khác nhau

Chất lượng traffic website

Dù traffic trang web của bạn cao nhưng nếu không thu hút đúng đối tượng mục tiêu thì chắc chắn tỷ lệ thoát trang sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, hãy tập trung chia sẻ những bài viết có nội dung phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ thoát trang.

Loại hình kênh truyền thông

Với mỗi kênh truyền thông như: Facebook, Zalo, Instagram… sẽ có tỷ lệ thoát trang khác nhau. Thông thường, traffic từ những kênh truyền thông mạng xã hội sẽ khiến chỉ số bounce rate tăng cao hơn so với traffic từ kết quả SEO trên Google.

Tỷ lệ thoát trang trung bình của một số kênh truyền thông cho doanh nghiệp

Tỷ lệ thoát trang trung bình của một số kênh truyền thông cho doanh nghiệp

Đối tượng người dùng

Hầu hết, những người dùng mới lần đầu truy cập vào website của bạn thường có xu hướng thoát trang cao hơn những người dùng cũ, đã thân thiết. Bởi họ chưa nắm rõ về thương hiệu của bạn, chưa biết được độ uy tín của doanh nghiệp nên còn sự so sánh, lựa chọn giữa các thương hiệu khác có cung cấp dịch vụ/sản phẩm tương tự.

Loại hình thiết bị

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới tỷ lệ thoát trang. Bởi mỗi người dùng sử dụng một thiết bị khác nhau để truy cập vào trang web, vì vậy chỉ số bounce rate cũng vì thế mà có sự thay đổi.

Ví dụ: Bạn chỉ chú trọng tới giao diện hiển thị trên màn hình máy tính, laptop mà quên đi các thiết bị di động khiến giao diện website không tương thích trên màn hình này. Điều đó dễ gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng và làm tăng tỷ lệ thoát trang nhanh chóng.

Website tương thích trên thiết bị truy cập tạo trải nghiệm tốt cho người dùng

Website tương thích trên thiết bị truy cập tạo trải nghiệm tốt cho người dùng

3 trường hợp lượt truy cập không được tính bounce rate

Nếu đã nắm rõ định nghĩa về bounce rate là gì và những cách giảm tỷ lệ thoát trang thì chắc chắn SEOer không thể bỏ qua nội dung về 3 trường hợp không được tính bounce rate.

Event Tracking

Trường hợp người dùng truy cập vào trang web của bạn để khởi động một sự kiện thông qua Event Tracking Code và ngay lập tức rời đi mà không điều hướng đến bất cứ trang nào khác sẽ không tính vào bounce rate của website. Lý do là bởi vì lúc này có 2 GIF Request cùng được đề xuất trong 1 session.

Trong đó, một là mã theo dõi Google Analytics (dùng để gửi dữ liệu Pageview), mã còn lại là của Event Tracking Code (dùng để gửi chi tiết thông tin sự kiện được theo dõi). Chính vì thế, để giảm tỷ lệ thoát trang, rất nhiều SEOer đã áp dụng phương pháp cài đặt Event Tracking Code lên một hay thậm chí toàn bộ trang web.

Event Tracking không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ thoát trang

Event Tracking không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ thoát trang

Social Interactions Tracking

Trong trường hợp này, người dùng sẽ truy vấn đến website của bạn thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội để thực hiện Social Interactions Tracking mà không thực hiện bất cứ truy vấn đến trang nào khác.

Cũng tương tự như Event Tracking Code, lý do Google không coi đây là 1 lượt thoát bởi vì đã có 2 GIF Request cùng đề xuất trong một session. Trong đó bao gồm một yêu cầu từ mã theo dõi của Google Analytics (để gửi dữ liệu Pageview) và 1 yêu cầu từ mã theo dõi phân tích tương tác xã hội (dùng để gửi dữ liệu tương tác mạng xã hội)

Tracked Event

Với trường hợp Tracked Event tự động, mỗi lần trang tự động tải lại sẽ không được tính là 1 lần thoát vì lúc này có nhiều hơn 1 GIF Request. Trong đó, một yêu cầu gửi từ mã theo dõi Google Analytics và một yêu cầu khác được gửi bởi mã theo dõi của sự kiện.

Chỉ số bounce rate website ở mức trung bình nhờ áp dụng Tracked Event

Chỉ số bounce rate website ở mức trung bình nhờ áp dụng Tracked Event

Câu hỏi thường gặp

Tỷ lệ thoát trang có ảnh hưởng tới kết quả SEO không?

Chắc chắn CÓ. Bởi đây là yếu tố giúp Google đánh giá chất lượng website của bạn có thực sự tốt không nhằm đề xuất với người dùng. Nếu tỷ lệ thoát trang cao giữ trong khoảng thời gian dài, chắc chắn website của bạn chưa đem lại trải nghiệm và giá trị cho người dùng. Từ đó gây ảnh hưởng tới thứ hạng và kết quả SEO tổng thể.

Tôi có thể xem bounce rate ở đâu?

Bạn có thể xem chỉ số này miễn phí trên công cụ Google Analytics tại phần “Bounce Rate” của mục Tổng quan.

Tỷ lệ bounce rate bao nhiêu là tốt nhất?

Tỷ lệ thoát trang cao hay thấp là tốt nhất còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng website. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hơn 90% hoặc thấp hơn 20% sẽ là 2 mức đáng báo động mà các Marketer cần chú ý.

Tại sao trang web lại có tỷ lệ thoát là 0%?

Nếu chỉ số bounce rate trên website của bạn là 0% thì đừng vội mừng. Bởi có thể đây là dấu hiệu cho thấy trang web của bạn đang gặp vấn đề mà bạn cần tìm ra và xử lý chúng ngay lập tức.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ lệ thoát trang là 0% có thể do trang của bạn không phải là trang được người dùng xem đầu tiên tính đến thời điểm Google Analytics trả về kết quả. Chính vì vậy, tỷ lệ thoát trang lúc này sẽ hiển thị là 0%.

Với những thông tin chia sẻ về bounce rate là gì và cách tính, giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả. Hy vọng đã giúp bạn tìm ra phương pháp tối ưu website phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Pima Digital theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (2 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn