Link Dofollow và Nofollow là gì? Cách sử dụng chúng trong SEO

Trang chủ Kiến thức SEO Link Dofollow và Nofollow là gì? Cách sử dụng chúng trong SEO

Link Dofollow và Nofollow là những thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực SEO, chúng thường được sử dụng để đi Backlink cho trang web. Tuy nhiên bạn đã biết và hiểu rõ về Link Dofollow và Nofollow là gì chưa? Cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả trong SEO?

Trong bài viết dưới đây, Pima Digital sẽ cung cấp thêm thông tin để giải đáp các thắc mắc của bạn về khái niệm Link Dofollow, Rel Nofollow, tầm quan trọng và cách nhận biết chúng trên trang web. Cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!

Link Dofollow và Nofollow là gì? Cách nhận biết và sử dụng hiệu quả trong SEO

Link Dofollow và Nofollow là gì? Cách nhận biết và sử dụng hiệu quả trong SEO

Link Dofollow là gì?

Đây là loại liên kết cho phép các công cụ tìm kiếm như Google có thể theo dõi, thu thập thông tin và truyền Link Juice từ trang web bạn đến các trang web được liên kết. Điều này giúp cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs. Do đó, khi chèn các liên kết bên ngoài vào trang web của bạn, hãy đảm bảo rằng chúng đến từ các trang có nội dung chất lượng, giá trị và độ uy tín cao.

Theo mặc định, tất cả các liên kết đều là Dofollow nếu không xuất hiện thẻ rel=“nofollow”.

Liên kết Dofollow giúp cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs

Liên kết Dofollow giúp cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs

Link Nofollow là gì?

Hiểu đơn giản thì đây là loại liên kết chứa thuộc tính rel=“nofollow” trong mã HTML, nhằm thông báo cho các công cụ tìm kiếm loại bỏ, không theo dõi, thu thập thông tin và truyền Link Juice từ trang web bạn đến các trang web được liên kết. Rel Nofollow không ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên SERPs.

Ví dụ minh họa liên kết Nofollow trên trang web

Ví dụ minh họa liên kết Nofollow trên trang web

Tầm quan trọng của Link Dofollow và Nofollow trong SEO

Link Dofollow cho phép Googlebot theo dõi, thu thập thông tin và index các trang web. Nếu có nhiều liên kết Dofollow trong cùng một trang web, chứng tỏ trang đó có nội dung chất lượng, giá trị, được các công cụ tìm kiếm như Google tin cậy và xếp hạng cao trên SERPs, từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập miễn phí.

Thuộc tính rel=“nofollow” được thêm vào mã HTML của trang web nhằm hạn chế việc “spam” bình luận hoặc những nội dung kém chất lượng, gắn link không liên quan vào bài viết. Ngoài ra, Link Nofollow còn giúp đem lại lượng traffic khổng lồ mà không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web.

Tầm quan trọng của liên kết Dofollow và Nofollow trong SEO

Tầm quan trọng của liên kết Dofollow và Nofollow trong SEO

Tỷ lệ Link Dofollow và Nofollow bao nhiêu là tốt cho trang web?

Đây là một câu hỏi mà các SEOer vẫn chưa biết chính xác tỷ lệ bao nhiêu là tốt nhất. Một số ý kiến cho rằng nên đặt ở tỷ lệ đồng đều là 50/50, một số khác lại nghĩ tỷ lệ này chỉ nên là 30/70, lần lượt cho liên kết Nofollow/Dofollow.

Thực tế có thể thấy rằng, liên kết Dofollow có giá trị hơn vì nó giúp cải thiện và gia tăng thứ hạng của trang web trên SERPs. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm quan trọng của Link Nofollow, vì vậy việc kết hợp cả 2 loại liên kết này trong bài viết sẽ giúp Google đánh giá và xếp hạng trang web bạn cao hơn.

Cách tốt nhất là bạn hãy tham khảo tỷ lệ phân bổ từ trang web của các đối thủ cạnh tranh để cân nhắc chiến lược phân chia cho phù hợp.

Tỷ lệ Link Dofollow và Nofollow bao nhiêu là tốt cho trang web?

Tỷ lệ Link Dofollow và Nofollow bao nhiêu là tốt cho trang web?

Cách nhận biết liên kết Dofollow và Nofollow chính xác nhất

Sử dụng tiện ích mở rộng (NoFollow, SEOquake) từ trình duyệt Chrome

Extension NoFollow:

  • Bước 1: Search cụm từ “Extension Nofollow” trên thanh công cụ tìm kiếm Google.
  • Bước 2: Nhấn chọn nút “Add to Chrome” để thêm tiện ích vào trình duyệt
  • Bước 3: Tải lại trang web để sử dụng tiện ích

Sau khi cài đặt xong, bạn vào trang web cần kiểm tra liên kết, nếu là Link Nofollow sẽ hiện khung nét đứt màu đỏ. Ngược lại, nếu không có sẽ là Link Dofollow.

Dấu hiệu nhận biết liên kết Nofollow trên tiện ích mở rộng “NoFollow”

Dấu hiệu nhận biết liên kết Nofollow trên tiện ích mở rộng “NoFollow”

Extension SEOquake:

  • Cài đặt SEOquake
  • Sau khi cài đặt xong, bạn vào trang web cần kiểm tra liên kết, chọn mục kiểm tra liên kết Internal hoặc External. Nếu là liên kết Dofollow, URL sẽ có màu xanh đậm, ngược lại liên kết Nofollow thì sẽ có màu xám nhạt và bị mờ, ngoài ra nó còn có thêm ký hiệu cấm trong cột No-follow.
Dấu hiệu nhận biết liên kết Dofollow, Nofollow trên tiện ích mở rộng SEOquake

Dấu hiệu nhận biết liên kết Dofollow, Nofollow trên tiện ích mở rộng SEOquake

Kiểm tra mã nguồn HTML code hay trong Source code

Đây được coi là một phương pháp thủ công mà bất cứ ai đều có thể làm được. Bạn chỉ việc nhấp chuột phải vào trang web cần kiểm tra liên kết và chọn “Kiểm tra” (Inspect) hoặc “Xem Nguồn Trang” (View Page Source). Lúc đó trên trang web sẽ mở ra thêm một cửa sổ mới bao gồm các mã nguồn HTML.

Nếu liên kết chứa thuộc tính rel=”nofollow” thì đó là liên kết Nofollow. Ngược lại, nếu thuộc tính này không xuất hiện thì liên kết đó được coi là Dofollow theo mặc định.

Kiểm tra Link Nofollow hay Dofollow dễ dàng qua mã HTML trang web

Kiểm tra Link Nofollow hay Dofollow dễ dàng qua mã HTML trang web

Khi nào nên dùng thẻ rel=“nofollow” cho website?

  • Liên kết đến các trang web có nội dung không đáng tin cậy: Đó có thể là nội dung không phải do bạn tạo ra hoặc các diễn đàn thảo luận có liên kết trỏ về website bạn. Nếu bạn không muốn truyền lượng Link Juice để đảm bảo không ảnh hưởng đến thứ hạng website thì thẻ rel=“nofollow” là lựa chọn tốt nhất.
  • Các liên kết quảng cáo trả phí trên trang web (Google Ads, Affiliate Marketing…): Việc sử dụng thẻ Rel Nofollow giúp trang web tuân thủ chính sách của Google, ngăn chặn spam liên kết, duy trì Link Juice cho trang web chính.
  • Ưu tiên các trang có nội dung cần Googlebot thu thập dữ liệu nhanh: Chẳng hạn nếu website bạn có 50 bài viết, trong đó có 15 bài viết không quan trọng trên công cụ tìm kiếm. Còn lại là 35 bài viết quan trọng, bạn muốn Googlebot thu thập nhanh dữ liệu đó.

Bạn có thể thêm thẻ rel=“nofollow” vào các liên kết nội bộ (Internal Link) của 40 bài viết không quan trọng để Googlebot bỏ qua, không theo dõi các liên kết trong bài viết đó, nhằm giúp các công cụ tìm kiếm thu thập nhanh hơn dữ liệu 60 bài viết quan trọng kia. Điều này có thể giúp website của bạn xếp hạng nhanh hơn trên SERPs.

Khi nào nên dùng thẻ rel=“nofollow” cho website?

Khi nào nên dùng thẻ rel=“nofollow” cho website?

3 cách để có được liên kết Dofollow hiệu quả

Sử dụng kỹ thuật Skyscraper

Đây là chiến thuật xây dựng liên kết được phát minh bởi Brian Dean. Hiểu đơn giản thì bạn sẽ tạo ra các nội dung hấp dẫn, có giá trị, được nhiều người tìm kiếm và đáng để các trang web khác liên kết đến website của bạn. Kỹ thuật này nhằm mang lại nguồn liên kết Dofollow một cách tự nhiên, giúp tăng lượng traffic và Link Juice cho website của bạn.

Guest Post

Bạn sẽ đóng góp nội dung chất lượng, có giá trị cho website/blog của đối tác với tư cách là khách. Đổi lại, bạn sẽ nhận được các Backlink Dofollow đến website/blog của chính mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web chấp nhận bài đăng của bạn đều cung cấp Link Dofollow. Vì vậy, bạn cần kiểm tra trước khi thực hiện bằng cách:

  • Tìm một bài Guest Post được viết bởi tác giả khác trên trang web đó
  • Nhấp chuột phải vào liên kết của họ trong bài viết đó và chọn “Kiểm tra” (Inspect)
  • Xem phần mã HTML hiển thị để đảm bảo liên kết không chứa thuộc tính rel=“nofollow”
 Đi Guest Post để nhận được nhiều liên kết Dofollow hiệu quả

Đi Guest Post để nhận được nhiều liên kết Dofollow hiệu quả

Phân tích các Backlink của đối thủ cạnh tranh

Sử dụng các công cụ phân tích Backlink như: Ahrefs, SEMrush, Moz… để kiểm tra Backlink của đối thủ cạnh tranh và liệt kê danh sách các trang web liên kết đến họ. Sau khi có danh sách, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Liên hệ trực tiếp với các trang web đó bằng việc gửi email hoặc liên hệ qua các kênh truyền thông mạng xã hội
  • Đảm bảo cung cấp nội dung có giá trị, chất lượng cao hơn nội dung đối thủ mà họ đã liên kết

Cách tạo liên kết Nofollow đơn giản trên WordPress

Theo cách thủ công

  • Tạo một liên kết bằng cách nhấn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ
  • Thay đổi chế độ từ Trực quan (Visual) sang dạng Văn bản (Text)
Tạo một liên kết trực tiếp bằng nút “Thêm/chỉnh sửa đường dẫn” trên WordPress

Tạo một liên kết trực tiếp bằng nút “Thêm/chỉnh sửa đường dẫn” trên WordPress

  • Sau đó thêm thuộc tính rel=“nofollow” vào liên kết
Thêm thẻ rel =”nofollow” vào sau liên kết

Thêm thẻ rel =”nofollow” vào sau liên kết

Sử dụng Plugin

  • Cài đặt và kích hoạt Plugin All-in-One SEO
  • Chọn văn bản bạn muốn thêm link, sau đó nhấp vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ
  • Bấm nút bánh răng để cấu hình liên kết: Thêm tiêu đề, tên đường dẫn và tích chọn tùy chọn [Add rel=“nofollow” to link] và nhấn vào nút “Update” để thiết lập Link Nofollow

Tuy nhiên, Pima Digital khuyến khích bạn nên dùng cách thủ công vì nó không tốn nhiều thời gian, bạn chỉ việc thao tác vài click chuột là xong. Trong khi đó, việc cài Plugin quá nhiều sẽ gây xung đột và khiến nặng web.

 

Thêm liên kết bằng biểu tượng trên thanh công cụ

Thêm liên kết bằng biểu tượng trên thanh công cụ

Cấu hình liên kết Nofollow bằng Plugin All-in-One SEO

Cấu hình liên kết Nofollow bằng Plugin All-in-One SEO

Hy vọng với những thông tin mà Pima Digital chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Link Dofollow, Nofollow là gì? Cách nhận biết và sử dụng chúng trong SEO để tăng thứ hạng trang web trên SERPs. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết liên quan, hãy liên hệ hay chúng tôi theo thông tin:

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.