Thẻ Canonical là gì? 5 quy tắc tối ưu Canonical URL hiệu quả

Trang chủ Kiến thức SEO Thẻ Canonical là gì? 5 quy tắc tối ưu Canonical URL hiệu quả

Canonical là gì trong SEO? Sử dụng thẻ này như thế nào là hiệu quả nhất? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng Canonical Tag?

Nếu bạn mới bước chân vào nghề SEO và đang có những thắc mắc trên hãy tham khảo ngay nội dung bài viết bên dưới của Pima Digital để có câu trả lời chính xác nhé.

Thẻ Canonical là gì? 5 quy tắc tối ưu Canonical URL hiệu quả

Thẻ Canonical là gì? 5 quy tắc tối ưu Canonical URL hiệu quả

Thẻ Canonical là gì?

Mặc dù là một thuật ngữ SEO khá quen tai nhưng hẳn vẫn có nhiều người chưa biết Canonical tag là gì. Canonical hay còn được biết đến với cái tên khác là Rel Canonical, đây được xem là một trong nhiều yếu tố quan trọng mà SEOer cần chú ý khi tối ưu hóa website. Loại thẻ này là thành phần HTML có vai trò khai báo với các công cụ tìm kiếm về những URL gốc có nội dung bị trùng lặp.

Thông thường, Canonical sẽ được sử dụng trong trường hợp bị duplicate content hoặc trùng lặp giữa các URL. Nhờ vậy các công cụ tìm kiếm (SERP) sẽ biết được đâu là nội dung bạn muốn đưa nó xuất hiện và tránh tình trạng đánh giá trùng lặp trang web. Ngoài ra, Canonical thường được gắn ở đầu trang ở phần <head> với dạng: < link rel=“canonical” href=“url” / >.

Sau khi biết được Canonical link là gì, bạn có biết tầm quan trọng của nó trong SEO không? Theo dõi tiếp nội dung bên dưới để có câu trả lời nhé.

Tìm hiểu về khái niệm Canonical là gì?

Tìm hiểu về khái niệm Canonical là gì?

Tầm quan trọng của Canonical trong SEO

Việc cung cấp thông tin nhiều và thường xuyên trên website sẽ khiến trang web khó tránh khỏi tình trạng bị trùng lặp nội dung trên một trang hoặc một URL. Do đó, việc sử dụng Canonical Tag giống như “công cụ chống trùng lặp” giúp các SEOer loại bỏ được vấn đề này khi tối ưu website. Bên cạnh đó, nó còn mang đến những lợi ích như:

  • Hợp nhất các URL có nội dung gần giống nhau hoặc bị trùng lặp
  • Dễ dàng theo dõi các chỉ số của website
  • Hạn chế tình trạng công cụ tìm kiếm bỏ sót những nội dung không trùng lặp (unique content)

Ngoài ra, Canonical URL còn giúp Google biết được trang nào cần index và xếp hạng các truy vấn có liên quan. Nếu không có thẻ này, chắc chắn Google sẽ không biết được URL nào là quan trọng và sẽ không phân bổ link juice (giá trị liên kết) cho chúng.

Đồng thời, nếu không có Canonical tag công cụ tìm kiếm cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu thập dữ liệu từ những URL trùng lặp, làm ảnh hưởng tới việc khám phá các nội dung mới quan trọng hơn trên website. Điều này có thể khiến số lượng trang mà Google có thể thu thập được trong khoảng thời gian cố định bị giảm sút, gây ảnh hưởng tới Crawl Budget (ngân sách thu thập dữ liệu) của website.

Canonical giúp loại bỏ nội dung trùng lặp trên một trang giúp SEO website tốt hơn

Canonical giúp loại bỏ nội dung trùng lặp trên một trang giúp SEO website tốt hơn

5 quy tắc quan trọng SEOer cần biết khi sử dụng Canonical Tag

Ngoài việc nắm vững khái niệm về Canonical là gì, SEOer còn cần nằm lòng những quy tắc quan trọng sau đây khi sử dụng thẻ này trong SEO website.

Dùng URL tuyệt đối

Theo tìm hiểu từ đội ngũ Pima Digital, SEOer không nên sử dụng các URL mang tính chất tương đối chỉ với phần từ rel=”canonical” mà nên dùng URL tuyệt đối và chỉ nên sử dụng rel=”canonical” khi đường dẫn đã được tối ưu.

Cấu trúc canonical tag tuyệt đối mà bạn nên sử dụng là: <link rel=“canonical” href=“https://pimadigital.vn/domain-authority/” />.

Dùng chữ viết thường

Có thể bạn chưa biết, những URL có ký tự viết hoa và viết thường sẽ được nhận định là 2 URL khác nhau. Do đó, các SEOer cần chú ý rằng, chỉ nên sử dụng chữ viết thường trong URL, đồng thời lập chỉ mục cho đúng link có URL là chữ thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng font chữ này cho cả Canonical Tag.

Chỉ nên sử dụng chữ viết thường cho Canonical Tag

Chỉ nên sử dụng chữ viết thường cho Canonical Tag

Dùng đúng phiên bản miền HTTPS hoặc HTTP

Thông thường, nếu không chú ý các phiên bản miền rất dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, khi chuyển sang SSL, SEOer cần đảm bảo không khai báo các URL có SSL không phải là HTTP trong khi sử dụng Canonical link. Bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng sai sót khiến thứ hạng trang web bị thay đổi.

Dạng Canonical mà bạn nên sử dụng được viết như sau: <link rel=“canonical” href=“https://pimadigital.vn/page-authority/” />.

Trường hợp SEOer không dùng HTTPS thì có thể sử dụng dạng URL này: <link rel=“canonical” href=“https://pimadigital.vn/page-authority/” />.

Dùng Canonical Tag tự tham chiếu

Việc sử dụng dạng Canonical link này sẽ giúp bot Google biết được bạn muốn lập chỉ mục cho trang nào và link sẽ có cấu trúc ra sao sau khi được index.

Ví dụ, nếu URL là: https://pimadigital.vn/meta-keywords/, thì Canonical tự tham chiếu trên trang này sẽ là: <link rel=“canonical” href=“https://pimadigital.vn/meta-keywords/” />.

Mẫu Canonical tự tham chiếu trên trang

Mẫu Canonical tự tham chiếu trên trang

Chỉ dùng 1 Canonical tag cho mỗi trang

Sử dụng càng nhiều Canonical link sẽ càng tốt cho trang, đây chắc hẳn là lầm tưởng của rất nhiều SEOer mới vào nghề. Trên thực tế, bạn mỗi 1 trang bạn chỉ nên dùng 1 Canonical URL, nếu sử dụng nhiều hơn thẻ này sẽ không còn tác dụng. Thậm chí, Google sẽ bỏ qua chúng và trang web sẽ bị ảnh hưởng nhiều về mặt tối ưu SEO.

Khi nào nên sử dụng Canonical tag?

Ngoài việc nắm bắt khái niệm Canonical URL là gì, SEOer còn cần biết được khi nào nên dùng thẻ này. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến nên sử dụng Canonical link:

  • Nội dung được trình bày dưới nhiều phiên bản khác nhau (PDF, phiên bản in…)
  • Có các biến thể HTTPS của trang web
  • URL có sẵn ở phiên bản HTTP nhưng không có mã hóa SSL
  • Nội dung bổ sung được xuất bản trên một trang web khác.

Nắm vững khái niệm về Canonical là gì và những trường hợp nên sử dụng thẻ này sẽ là bước đệm tốt giúp các SEOer thành công trong việc tối ưu hóa trang web của mình hiệu quả nhất.

Áp dụng Canonical Tag đúng trường hợp giúp tối ưu SEO website tốt hơn

Áp dụng Canonical Tag đúng trường hợp giúp tối ưu SEO website tốt hơn

3 cách kiểm tra Canonical tag trên trang đơn giản nhất

Không chỉ tò mò về khái niệm Canonical là gì, nhiều SEOer còn thắc mắc về cách kiểm tra thẻ này xem nó đã được thiết lập trên trang chưa. Dưới đây là 2 cách làm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Xem nguồn trang

Để kiểm tra Canonical URL bạn có thể xem nguồn trang bằng cách nhấp chuột phải vào trang cần xem, sau đó chọn View Page Source hoặc nhập vào thanh địa chỉ cấu trúc: view-source:https: //domain.com. Ví dụ: view-source:https://pimadigital.vn/.

Kiểm tra Canonical Tag bằng cách xem nguồn trang

Kiểm tra Canonical Tag bằng cách xem nguồn trang

Dùng tiện ích mở rộng SEO Meta in 1 Click

Cách kiểm tra Canonical tag này có lẽ đã không còn quá xa lạ với các SEO chuyên nghiệp. Theo đó, bạn chỉ cần tải về phần mềm này qua đường link: https://seo-extension.com/ và cài đặt trên tiện ích Google, sau đó chỉ với 1 cú click chuột là bạn đã có thể dễ dàng xem được thẻ Canonical của trang.

Đây cũng là một trong những cách kiểm tra Canonical tag được đội ngũ SEOer tại Pima Digital thường xuyên sử dụng bởi nó tiết kiệm nhiều thời gian, cách sử dụng đơn giản và dễ dàng.

Kiểm tra Canonical tag bằng tiện ích mở rộng SEO Meta in 1 Click

Kiểm tra Canonical tag bằng tiện ích mở rộng SEO Meta in 1 Click

Sử dụng công cụ Mozbar, SEOQuake

Đây là 2 công cụ kiểm tra miễn phí mà các SEOer có thể sử dụng. Với công cụ SEOQuake, bạn chỉ cần thiết lập tiện ích trên Google, sau đó vào trang cần kiểm tra Canonical và bật tiện ích lên là xong. Tương tự với Mozbar, bạn cũng thực hiện theo các bước này để kiểm tra miễn phí Canonical link trên trang.

Sử dụng công cụ Moz để kiểm tra Canonical Tag

Sử dụng công cụ Moz để kiểm tra Canonical Tag

Hướng dẫn sử dụng Canonical URL đúng cách

Sau khi chia sẻ về Canonical là gì và những quy tắc, trường hợp nên sử dụng thẻ này, Pima Digital sẽ bật mí cách dùng Canonical URL đúng cách, hiệu quả trong nội dung bên dưới:

Cài đặt Canonical bằng HTML rel = “canonical”

Đây là một trong những phương pháp phổ biến và thường gặp nhất mà các SEOer thường áp dụng để triển khai Canonical Tag. Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm đoạn mã rel=”canonical” vào bất kỳ trang trùng lặp nào. Ví dụ: < link rel=“canonical” href=“https://pimadigital.vn/thiet-ke-website-an-giang/” / >.

Tuy nhiên, SEOer cần chú rằng phương pháp này có thể thay đổi tùy thuộc và CMS của bạn.

Cài đặt trên dòng tiêu đề HTTP

Với trường hợp các tài liệu PDF, SEOer sẽ không thể sử dụng Canonical Tag trong tiêu để bởi nó không có phần trang. Lúc này, bạn có thể sử dụng dòng tiêu đề HTTP để đặt tên cho thẻ hoặc có thể dùng để đặt tiêu để HTTP cho những web chuẩn.

Ví dụ: Header add Link “< https://pimadigital.vn/thiet-ke-website-thai-binh/>; rel=“canonical””.

Đặt Canonical Tag trên dòng tiêu đề HTTP trong Yoast SEO

Đặt Canonical Tag trên dòng tiêu đề HTTP trong Yoast SEO

Cài đặt trong Sitemaps

Đối với những trang có Canonical URL không chuẩn sẽ không được đưa vào sitemaps. Bởi các công cụ tìm kiếm cho rằng, chỉ những trang được liệt kê trong sitemaps mới là URL gốc được đề xuất. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, Google cũng từ chối nhận URL trong sitemaps là URL gốc.

Cài đặt với 301 Redirects

Ngoài những cách trên, SEOer có thể sử dụng chuyển hướng 301 nhằm xác định những URL yêu thích của bạn. Thông thường, 301 Redirects được dùng để chuyển hướng nội dung trùng lặp trên:

  • HTTPS và HTTP
  • WWW và không có WWW
  • Những URL có hoặc không có Trailing-Slash.

Cài đặt với các liên kết nội bộ

Với cách này, SEOer chọn toàn bộ những URL đạt chuẩn và đưa vào các trang con để gửi chúng vào trong sơ đồ website. Tại đây, tất cả những trang được liệt kê trong sơ đồ trang web sẽ được xem là trang chuẩn. Trường hợp nội dung của các trang giống nhau, Google sẽ tự quyết định xem đâu là nội dung bị trùng lặp.

Sơ đồ trang web với các URL đạt chuẩn trong các trang con

Sơ đồ trang web với các URL đạt chuẩn trong các trang con

5 sai lầm thường gặp khi sử dụng Canonical Tag

Kết hợp thẻ noindex với Canonical

Bạn không nên kết hợp hai yếu tố này với nhau vì chúng là 2 thành phần đối lập. Thông thường, Google sẽ lựa chọn ưu tiên Canonical hơn thẻ noindex. Nếu bạn muốn dùng đồng thời cả 2 thẻ này hãy sử dụng 301 Redirects hoặc chỉ nên sử dụng rel = canonical.

Chặn quyền truy cập với Robots.txt

Việc sử dụng tệp robots.txt là một phương pháp nhằm ngăn chặn Google thu thập dữ liệu trên tất cả các trang thay vì từng trang. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công cụ tìm kiếm sẽ không thể tìm thấy bất kỳ Canonical Tag nào trên trang và không thể chuyển hóa link juice từ Non-Canonical sang Canonical.

Chặn quyền truy cập robots.txt khiến Google không thể tìm thấy Canonical Tag

Chặn quyền truy cập robots.txt khiến Google không thể tìm thấy Canonical Tag

Sử dụng quá nhiều thẻ rel=canonical

Việc sử dụng nhiều hơn 1 Canonical URL sẽ khiến công cụ tìm kiếm bỏ qua tất cả thẻ này trên trang của bạn. Chính vì thế, mỗi trang chỉ nên sử dụng duy nhất 1 rel=canonical.

Đặt rel=canonical trong phần Body

Nếu bạn đặt Canonical Tag trong phần nội dung sẽ khiến nó trở nên “vô tác dụng” và dễ bị Google bỏ qua. Vì thế, cần đảm bảo Canonical link nằm trong phần đầu trang nơi có chứa tiêu đề và thẻ Meta.

Đặt mã trạng thái HTTP 4XX cho URL gốc

Sai lầm này cũng gây nên tình trạng tương tự như việc sử dụng kết hợp thẻ noindex và Canonical. Chính vì thế, SEOer cần lưu ý không đặt mã trạng thái HTTP 4XX cho URL gốc.

SEOer không nên đặt mã trạng thái HTTP 4xx cho URL gốc

SEOer không nên đặt mã trạng thái HTTP 4xx cho URL gốc

Những lưu ý khi sử dụng Canonical URL

Việc hiểu được Canonical là gì và nắm vững những lưu ý dưới đây khi sử dụng thẻ này sẽ giúp bạn thành công trong việc tối ưu SEO cho trang web:

  • Chủ động chuẩn hóa homepage: Trang chủ là nơi nhận rất nhiều liên kết mà bạn không thể nào kiểm soát hết được. Do đó, SEOer cần đặt một Canonical Tag chuẩn duy nhất trên trang chủ nhằm ngăn những lỗi không mong muốn xảy ra
  • Khai báo trang chuẩn cho biến thể di động: Với những trang chuẩn sử dụng cho biến thể di động, bạn cần khai báo thêm link rel=”alternate” vào trang. Sau đó tiến hành trỏ đến phiên bản trên thiết bị di động theo cấu trúc: <link rel=“alternate” media=“only screen and (max-width: 640px)” href=“https://pimadigital.vn/page-authority”/.
Cần đặt một Canonical Tag chuẩn trên trang để ngăn chặn những lỗi không mong muốn

Cần đặt một Canonical Tag chuẩn trên trang để ngăn chặn những lỗi không mong muốn

Câu hỏi thường gặp

Canonical link có gây ảnh hưởng tới hoạt động SEO không?

Hoàn toàn CÓ. Vì nó giúp giải quyết tình trạng nội dung trùng lặp trên trang và hỗ trợ cải thiện ngân sách thu thập dữ liệu (Crawl Budget) của Google. Nếu không sử dụng Canonical, Google sẽ không biết được đâu là URL quan trọng nhất để index và xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Có nên sử dụng Canonical URL cho tất cả các trang không?

KHÔNG. SEOer chỉ nên sử dụng thẻ này cho những trang có nội dung trùng lặp hoặc gần giống nhau. Việc sử dụng Canonical URL trên tất cả các trang sẽ làm mất đi sự đa dạng và phong phú về nội dung trên trang web của bạn.

Tôi có thể sử dụng nhiều Canonical link trên một trang không?

KHÔNG. Vì điều này sẽ khiến Google bỏ qua toàn bộ Canonical URL trên trang của bạn và sẽ tự quyết định URL chuẩn cho trang. Vì thế, SEOer chỉ nên sử dụng duy nhất 1 Canonical Tag và cần chắc chắn rằng nó trỏ đến đúng URL.

Từ nội dung bài viết trên đây, Pima Digital mong rằng đã giúp các SEOer hiểu được Canonical là gì và cách sử dụng thẻ này sao cho chuẩn nhất. Đồng thời, bài viết cũng đã đề cập chi tiết về các sai lầm cần tránh khi dùng Canonical Tag để các SEOer nắm bắt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Liên hệ Pima Digital để được tư vấn Marketing, SEO

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn