Ngôn ngữ HTML là gì? Đây là câu hỏi khá quen thuộc và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn newbie tìm hiểu về thiết kế website. Vậy tại sao nó lại quan trọng? Cấu trúc và nguyên lý hoạt động thế nào?
Sau đây, Pima Digital sẽ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể nhất về loại ngôn ngữ này.
File HTML là gì?
HTML (viết tắt của từ Hypertext Markup Language) là một loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được thiết lập thành mã lệnh để tạo nên những website trên World Wide Web (WWW). Khi mở file này bằng trình duyệt web, các mã sẽ được đọc và hiển thị thành một trang web.
HTML ra đời vào đầu những năm 1990 bởi nhà vật lý học Tim Berners-Lee tại trung tâm nghiên cứu CERN. Ban đầu, ngôn ngữ này chỉ là một tập hợp các thẻ đơn giản dùng để định dạng văn bản và tạo liên kết giữa các trang, đặt nền móng cho sự ra đời của World Wide Web.
Từ những khởi đầu khiêm tốn, HTML đã không ngừng phát triển và trở thành một tiêu chuẩn quốc tế được quản lý bởi W3C. Qua các phiên bản, ngôn ngữ này ngày càng mạnh mẽ và linh hoạt, cho phép tạo ra các trang web tương tác và phức tạp hơn. Đặc biệt, HTML5 hiện tại mang đến nhiều tính năng mới giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.
HTML dùng để làm gì?
- Định dạng cấu trúc web: Đây là vai trò chính của HTML, xây dựng và tổ chức các phần tử (element) trên một trang web, từ tiêu đề, đoạn văn đến hình ảnh
- Tạo liên kết (hyperlinks): Cho phép liên kết đến các trang web, giúp người dùng dễ dàng điều hướng
- Định dạng văn bản: Cung cấp các công cụ để định dạng văn bản, bao gồm tiêu đề, đoạn văn, danh sách và các thuộc tính khác nhằm cải thiện giao diện và dễ đọc
- Thuận tiện cho tối ưu SEO: Sử dụng HTML một cách chính xác có thể nâng cao khả năng tìm kiếm của trang web, đặc biệt là khi sử dụng các thẻ đánh dấu phù hợp
- Tương tác với CSS và JavaScript: HTML thường được kết hợp với CSS (Cascading Style Sheets) và JavaScript để tạo ra các trang web tương tác đẹp mắt.
Ví dụ: Bạn muốn xây dựng một trang web giới thiệu về công ty. HTML sẽ giúp bạn tạo ra các phần như tiêu đề trang, menu điều hướng, trang chủ, trang giới thiệu, liên hệ…
Cơ chế hoạt động của HTML
Định dạng HTML là gì? Các file này thường có đuôi dạng .html hoặc .htm và được mở bằng các trình duyệt web phổ biến như Chrome, Firefox, Microsoft Edge. Khi bạn mở một tập tin HTML, trình duyệt sẽ đọc và hiểu các mã lệnh bên trong, sau đó hiển thị chúng thành những gì bạn thấy trên màn hình: văn bản, hình ảnh, video và nhiều nội dung khác.
Mỗi website, từ trang chủ đến trang liên hệ, đều được xây dựng từ một hoặc nhiều file HTML, bên trong là một cấu trúc được tạo nên từ các thẻ HTML (tags). Các thẻ này giống như những dấu hiệu nhận biết, giúp trình duyệt hiểu cách bố trí và hiển thị các phần tử trên trang, chẳng hạn như tiêu đề, đoạn văn, hình ảnh. Hầu hết các thẻ đều có cặp mở và đóng với cấu trúc <tag></tag>.
Những ưu điểm và nhược điểm của HTML
Ưu điểm
- Xây dựng cấu trúc và làm cho website trở thành một hệ thống hoàn chỉnh
- Có số lượng tài nguyên khổng lồ với cộng đồng người dùng đồ sộ
- Hoạt động mượt mà trên hầu hết các trình duyệt
- Các ngôn ngữ thiết kế và sắp đặt nội dung (Markup) trong HTML ngắn gọn, dễ hiểu và có độ đồng nhất cao
- Sử dụng mã nguồn mở nên hoàn toàn không tốn phí
- Dễ dàng tương thích với các loại ngôn ngữ backend như: PHP, Node.js….
- HTML có thể kết hợp với các công nghệ khác như CSS và JavaScript để tạo ra các trang web tương tác đẹp mắt.
Nhược điểm
- Đóng vai trò như một bộ khung, định hình cấu trúc cho trang web, không mạnh về việc tạo hiệu ứng động hay xử lý dữ liệu phức tạp
- HTML tạo ra các trang web tĩnh. Để trở thành các trang web động, bạn cần kết hợp HTML với CSS để thiết kế giao diện và JavaScript để thêm các hiệu ứng động
- Để tăng tính hiệu quả và dễ quản lý, các phần tử lặp lại như header và footer nên được tạo thành các file HTML riêng biệt, sau đó nhúng vào các trang khá
- Một số tính năng mới của HTML không được hỗ trợ do vài trình duyệt web còn chậm cập nhật.
3 thuật ngữ HTML cốt lõi xây dựng website hiệu quả
Phần tử (Element)
Trong HTML, các phần tử là thành phần dùng để định nghĩa nội dung và cấu trúc của trang web. Nó bao gồm các tiêu đề (từ <H1> đến <H6>), đoạn văn (<p>), liên kết (<a>), khối (<div>), và các phần tử định dạng như <span>, <strong> và <em>. Các element được viết bằng cách đặt tên trong dấu ngoặc nhọn < >.
Thẻ (Tag)
Mỗi element được bao quanh bởi các tag. Thẻ mở, ví dụ như <div>, đánh dấu sự bắt đầu của một phần tử. Thẻ đóng, như </div> đánh dấu sự kết thúc của phần tử đó. Nội dung của element nằm giữa tag mở và tag đóng.
Ví dụ element và tag: <h1> HTML là gì? HTML dùng để làm gì? <h1>
Thuộc tính (Attribute)
Cung cấp thông tin bổ sung cho phần tử. Nó bao gồm tên và giá trị, được viết trong thẻ mở của element. Định dạng của thuộc tính là: tên thuộc tính + dấu “=” + giá trị thuộc tính (được đặt trong dấu ngoặc kép).
Ví dụ: phần tử <a> có thuộc tính href: <a href=”https://www.example.com”>Truy cập Example</a>.
Bố cục cơ bản của một HTML
- <!DOCTYPE html>: Thông báo bắt buộc cho trình duyệt loại HTML (hoặc HTML5) đang được sử dụng. Nó như một “câu chào” để trình duyệt hiểu cách đọc và hiển thị nội dung của trang
- <html> và </html>: Đây là cặp thẻ bao bọc toàn bộ nội dung của một trang HTML
- <head> và </head>: Phần này chứa các thông tin “ẩn” của trang web, không hiển thị trực tiếp trên màn hình nhưng rất quan trọng cho các công cụ tìm kiếm và trình duyệt
- <title> và </title>: Tiêu đề của trang web được đặt trong cặp thẻ này. Nó không chỉ hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt mà còn rất quan trọng cho việc SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- <body> và </body>: Chứa tất cả nội dung mà người dùng sẽ nhìn thấy khi truy cập vào trang web, như văn bản, hình ảnh, video…
- <ul> và </ul>: Được sử dụng để tạo ra một danh sách các mục không cần theo thứ tự
- <li> và </li>: Element của danh sách, chứa các mục như liên kết hoặc nội dung khác
- <a href=”#”</a>: Tạo liên kết đến các phần khác của tài liệu hoặc các trang web khác
- <h1> và </h1>, <h2> và </h2>: Đây là các thẻ dùng để tạo tiêu đề cho trang web. Có 6 cấp độ, từ <h1> (heading 1) cho tiêu đề chính, đến <h6> (heading 6) cho tiêu đề phụ
- <p> và </p>: Cặp tag này dùng để tạo một đoạn văn bản. Bạn có thể viết bất kỳ nội dung nào bạn muốn vào giữa chúng.
Bạn có thể thực hành xây dựng các mã lệnh HTML đơn giản tại đây
2 loại tag phổ biến nhất của HTML
Block-level tags
Đây là loại tag cấp cao, sẽ chiếm toàn bộ không gian của trang web và luôn bắt đầu dòng mới của trang. 3 block level tags quan trọng cần có cho trang đầu của HTML đó là html></html>, <head></head> và <body></body>.
Ngoài ra, còn có các thẻ cấp khối khác thường gặp bao gồm <div>, <footer>, <section>, <article>… Mỗi tag này đều có vai trò và cách sử dụng riêng, giúp bạn tổ chức nội dung trang web một cách hợp lý.
Inline tags
Là những thẻ HTML đặc biệt, chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong dòng văn bản và không tự động xuống dòng. Bạn có thể hình dung chúng như những “dấu hiệu” nhỏ giúp bạn định dạng hoặc làm nổi bật một phần văn bản cụ thể bên trong một đoạn văn lớn hơn (như bên trong của Block-level tags).
Ví dụ: Nếu bạn muốn một từ nào đó trong câu được in đậm, bạn sẽ đặt từ đó vào giữa cặp thẻ <strong></strong>. Tương tự, để in nghiêng một từ, bạn sử dụng cặp thẻ <em></em>.
Ngoài ra, để tạo một liên kết đến một trang web khác, bạn sử dụng <a>. Thuộc tính href của tag <a> sẽ chỉ đường dẫn đến trang web mà bạn muốn liên kết.
>> Xem thêm: HTML5 là gì? Những lợi thế vượt trội của HTML5 so với HTML
Câu hỏi thường gặp
HTML có phải ngôn ngữ lập trình không?
Không. Vì nó chỉ định hình cấu trúc của trang web và không có khả năng tạo chuyển động. Để trang website hoạt động và tương tác, HTML cần kết hợp với các công cụ khác như CSS và JavaScript.
Đuôi mở rộng của ngôn ngữ HTML là gì?
Đó chính là .html. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể thấy đuôi .htm được sử dụng, đặc biệt là trong các hệ thống hoặc phần mềm cũ hơn, nhưng .html là định dạng phổ biến và chuẩn hiện nay.
Sự khác biệt giữa HTML và HTML5 là gì?
HTML5 là phiên bản mới hơn của HTML, với nhiều tính năng và thẻ mới như <header>, <footer>, <video> và <audio>. Nó hỗ trợ các tính năng đa phương tiện và API mới như Web Storage, Geolocation, và Canvas, giúp tạo ra các ứng dụng web phong phú và không cần plugin bên ngoài.
Ngôn ngữ HTML có dễ học không?
Có. Vì cấu trúc của nó đơn giản và trực quan. Tìm hiểu về HTML sớm, bạn có thể nhanh chóng làm quen với các thẻ và thuộc tính cơ bản để xây dựng trang web.
Với 7 kiến thức cốt lõi mà Pima Digital đã trình bày ở trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những vấn đề xoay quanh “ngôn ngữ HTML là gì” Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại bình luận bên dưới bài blog để được phản hồi nhanh chóng và chính xác nhé!
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: [email protected]
- Website: https://pimadigital.vn/