Thẻ Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO 2024

Trang chủ Kiến thức SEO Thẻ Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO 2024

Thẻ Meta Description là gì? Vì sao nó lại quan trọng với SEO đến vậy? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bên dưới đây nhé.

Thẻ mô tả là phần tóm tắt nội dung chính mà trang web muốn giới thiệu cho người dùng được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Một thẻ Meta hấp dẫn và lôi cuốn sẽ thôi thúc người dùng nhanh chóng nhấp vào bài viết, tăng trưởng lượt traffic tự nhiên cho trang web và là “cánh tay đắc lực” cho hoạt động SEO trên Google. Cùng Pima Digital khám phá thêm về loại thẻ này bên dưới nhé.

Thẻ Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Thẻ Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Meta Description là gì?

Thẻ mô tả là một đoạn nội dung bao gồm tối đa 155 ký tự thường xuất hiện bên dưới trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) . Thẻ này mô tả tóm tắt nội dung trang web một cách hấp dẫn giúp thu hút người dùng và hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về chủ đề của website.

Đó là toàn bộ định nghĩa giúp bạn hiểu được SEO Meta Description là gì? Vậy thẻ mô tả có tầm quan trọng và ảnh hưởng thế nào trong hoạt động SEO? Cùng xem câu trả lời trong nội dung bên dưới nhé.

Vì sao Meta Description lại quan trọng với SEO?

Tương tự như Domain Authority, Meta Description không phải là một yếu tố đánh giá thứ hạng tìm kiếm của một website. Nhưng rất nhiều người vẫn còn mơ hồ và không biết rằng thẻ mô tả thực chất hỗ trợ rất nhiều cho SEO.

Nó giúp tạo đoạn mã giới thiệu về trang web của bạn nhằm gây ấn tượng với người dùng trước nhiều đối thủ khác trên SERPs. Với một đoạn thẻ mô tả hấp dẫn sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ nhấp (CTR) vào trang web của bạn hay lớn hơn là giúp người tìm kiếm có thêm thông tin tìm hiểu về doanh nghiệp. Hai yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến kết quả SEO nên thật không “ngoa” khi nói rằng thẻ Meta là nền tảng cho hoạt động SEO bền vững.

Thẻ mô tả giúp trang web của bạn gây ấn tượng với người dùng hiệu quả

Thẻ mô tả giúp trang web của bạn gây ấn tượng với người dùng hiệu quả

Những tiêu chí đánh giá thẻ Meta Description chất lượng

  • Tối đa 155 ký tự: Bạn cần chắc chắn rằng, khi xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm nội dung thẻ meta sẽ được hiển thị đầy đủ và truyền tải được thông điệp mà bạn mong muốn tới người dùng. Với 155 ký tự tối ưu nội dung thẻ Meta sẽ được hiển thị toàn bộ và không bị cắt ngắn khiến câu từ mất ý nghĩa
  • Viết với giọng văn cuốn hút, dễ hiểu: Bạn không nên sử dụng những câu từ ẩn dụ khiến người dùng khó hình dung được ý nghĩa. Thay vào đó, nên viết với văn phong gần gũi, thân thiện nhất đáp ứng được mong muốn tìm kiếm của người dùng
  • Sử dụng lời kêu gọi hành động: “Thao túng” tâm lý và hành động của người dùng, dẫn dắt hành động tiếp theo của họ
  • Thêm từ khóa chính ở đầu: Google thường in đậm những từ khóa xuất hiện trong truy vấn người dùng. Một thẻ mô tả chứa keyword chính sẽ được làm nổi bật giúp thu hút sự chú ý và giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Phù hợp với nội dung trang: Nếu Meta Description của bạn được viết ra nhằm mục đích đánh lừa người dùng nhấp vào trang web chắc chắn website của bạn sẽ dễ bị phạt và làm tăng tỷ lệ thoát trang đồng thời mất đi lòng tin từ người dùng.
Meta Description chất lượng giúp website dễ dàng thu hút người dùng

Meta Description chất lượng giúp website dễ dàng thu hút người dùng

Hướng dẫn viết Meta Description chuẩn SEO chi tiết

Nội dung hấp dẫn, dễ đọc

Một Meta Description chứa đựng nội dung hấp dẫn và thu hút sẽ giúp người dùng dễ dàng nắm bắt được thông tin tổng quan của bài viết. Đặc biệt cần giải đáp được mong muốn tìm kiếm của người dùng. Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa khiến người đọc cảm thấy bị “ngộp” và văn phong cũng mất đi sự tự nhiên.

Chứa từ khóa chính và các tiền/hậu tố của từ khóa phụ

Chuẩn SEO là nội dung phải bao gồm từ khóa chính đây cũng là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý khi viết Meta Description chuẩn SEO. Do vậy bạn cần đảm bảo từ khóa xuất hiện ở đầu câu, khi hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm Google sẽ in đậm từ khóa này nhằm thu hút người dùng nhấp vào bài viết của bạn.

Thẻ mô tả có chứa từ khóa chính và những tiền tố, hậu tố đi kèm

Thẻ mô tả có chứa từ khóa chính và những tiền tố, hậu tố đi kèm

Nội dung mô tả được sơ bộ chủ đề bài viết

Những nội dung lan man không liên quan tới từ khóa tìm kiếm sẽ khiến người dùng khó chịu và vô tình làm tăng tỷ lệ thoát trang nhanh chóng. Vậy nên khi viết bạn cần tạo những nội dung có tính liên quan tới từ khóa chính nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và dễ dàng điều hướng hành động của họ.

Độ dài ký tự hợp lý

Như mình đã chia sẻ phía trên, những đoạn Meta Description quá ngắn sẽ không được tối ưu tốt, còn với những đoạn mô tả quá dài sẽ bị Google cắt bớt khiến cho nội dung không được thể hiện đầy đủ và có thể gây khó hiểu cho người đọc.

Vậy nên độ dài Meta Description hợp lý nhất sẽ dao động trong khoảng 120 – 150 ký tự và đảm bảo từ khóa được xuất hiện ở phần đầu tránh trường hợp đặt vị trí từ khóa ở cuối nếu đoạn mô tả quá dài sẽ bị Google cắt mất.

Không trùng lặp nội dung

Nội dung của thẻ Meta Description giữa các bài cần phải khác biệt nhau hoàn toàn, tránh tuyệt đối trường hợp sao chép của các trang khác và của các bài trước đó. Điều này gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khiến họ không đánh giá cao sự sáng tạo và mới mẻ trong cách giới thiệu bài viết của website bạn. Gián tiếp làm tụt lượng traffic tự nhiên của trang web.

Nội dung của các thẻ mô tả giữa các website không được trùng lặp

Nội dung của các thẻ mô tả giữa các website không được trùng lặp

Sử dụng Rich Snippets đa dạng

Đây là một hình thức gây chú ý với khách hàng khá hiệu quả, tùy từng bài viết bạn có thể lựa chọn những đoạn mã khác nhau sao cho phù hợp làm tăng sức hấp dẫn cho Meta Description. Ví dụ, nếu bạn đang bán các sản phẩm trực tuyến, bạn có thể thêm các đoạn mã như: Đánh giá, xếp hạng, lượt mua, giá bán… Hoặc nếu là một bài blog hay tin tức, bạn có thể thêm đoạn mã về: Lượt xem, lượt chia sẻ, đánh giá…

Cách thêm Meta Description trong website WordPress

Thêm với Plugin Yoast SEO

  • Bước 1: Chọn một bài viết có sẵn hoặc tạo một bài viết mới tùy theo bạn lựa chọn
  • Bước 2: Thực hiện điều chỉnh Yoast SEO cho bài viết vừa tạo
  • Bước 3: Sau khi thêm Title cho bài viết bạn tiến hành thêm nội dung vào Meta Description cho bài viết
  • Bước 4: Chọn “Save Draft” nếu bạn vẫn muốn chỉnh sửa bài viết, “Publish” nếu bài viết của bạn đã hoàn thiện và bạn muốn đăng nó ngay lập tức, “Schedule” trong trường hợp bạn muốn lên lịch cho bài viết đó và cuối cùng là “Update” nếu bài viết đã được đăng trước đó.
Cách thêm Meta Description trong Plugin Yoast SEO

Cách thêm Meta Description trong Plugin Yoast SEO

Thêm với Plugin Rank Math

Muốn thêm mô tả cho bài viết mới trong Rank Math bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào trình chỉnh sửa WordPress và chọn vào mục bài viết sau đó chọn viết bài mới
  • Bước 2: Chọn vào mục “Edit Snippet” ở cột tối ưu Rank Math ở phía bên phải. Tại đây sẽ xuất hiện các mục cần tối ưu như Title, Permalink và thẻ mô tả
  • Bước 3: Điền nội dung cho phần Meta Description và bấm dấu “x” để thoát sau khi hoàn thành, nếu không điền đầy đủ nội dung Google sẽ tự động thêm 160 ký tự đầu tiên của bài viết vào phần mô tả. Điều này sẽ khiến cho nội dung của thẻ mô tả kém hấp dẫn và không thu hút người dùng.
Cách thêm thẻ mô tả trong Plugin Rank Math SEO

Cách thêm thẻ mô tả trong Plugin Rank Math SEO

Cách thêm Emoji vào thẻ Title và Meta Description

Thẻ Title và mô tả là hai phần quan trọng của một bài viết vì nó hiển thị trực tiếp trên thanh công cụ tìm kiếm và là phần đầu tiên mà người dùng nhìn vào khi truy vấn kết quả trên SERPs. Vậy nên bạn cần phải quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến hai phần này của bài viết.

Ngoài việc viết sao cho nội dung thật hấp dẫn và chuẩn SEO, đầy đủ ký tự thì thêm Emoji vào Title và Meta Description cũng là một cách thu hút sự chú ý của người dùng làm tăng lượt nhấp vào website và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ khác. Emoji sẽ góp phần làm giảm sự khô cứng của các “con chữ” tăng sự sinh động cho bài viết.

Để thêm Emoji bạn chỉ cần copy Emoji mà bạn thích sau đó paste vào đúng vị trí mà bạn mong muốn là xong, quá trình thực hiện rất đơn giản nhưng sẽ đem đến hiệu quả bất ngờ cho website.

Emoji có thể thêm vào trong thẻ mô tả

Emoji có thể thêm vào trong thẻ mô tả

Cách kiểm tra thẻ Meta Description trên website

Kiểm tra thẻ Meta sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mô tả trang web của bạn được hiển thị đúng cách trên kết quả tìm kiếm và có thể thu hút người dùng tới trang web của bạn. Để kiểm tra bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Sử dụng công cụ check ví dụ như SEOQuake hoặc HEY META sau đó bạn nhập URL vào Input lúc này mọi thông tin như Title, Meta Description của website sẽ hiện ra giúp bạn kiểm tra thẻ meta đã thiết lập một cách dễ dàng.

Cách kiểm tra Meta Description trên công cụ SEOQuake

Cách kiểm tra Meta Description trên công cụ SEOQuake

Vì sao Google không hiển thị thẻ Meta Description của tôi?

  • Nội dung không phù hợp: Google có thể không sử dụng Meta Description nếu nội dung không liên quan hoặc không mô tả chính xác trang web của bạn
  • Tự động tạo Meta Description: Google có thể tạo ra một đoạn mô tả ngắn từ nội dung trang web của bạn mà họ cho là phù hợp hơn đoạn mô tả mà bạn đã viết
  • Thẻ mô tả không tương thích: Nếu thẻ Meta Description của bạn không tuân thủ các quy tắc và quy chuẩn mà Google đặt ra, như độ dài tối đa hoặc vi phạm các hướng dẫn SEO, Google có thể không sử dụng nó
  • Tối ưu hóa: Google có thể chọn một phần của nội dung trên trang web của bạn để hiển thị nhằm tối ưu hóa trong kết quả tìm kiếm.

Lưu ý rằng Google quyết định sử dụng hay không sử dụng Meta Description là tùy thuộc vào thuật toán của họ và không phải lúc nào cũng sử dụng nó. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa thẻ này vẫn rất quan trọng và không bao giờ thừa nên các SEOer cần tập trung tối ưu cho thật kỹ lưỡng.

Các ví dụ về mẫu Meta Description tốt/không tốt

Ví dụ về mẫu Meta Description tốt

Với ví dụ này đoạn mô tả được tối ưu với 136 ký tự, có con số cụ thể giúp thu hút sự chú ý của người dùng và có lời kêu gọi hành động rõ ràng.

Nội dung thẻ mô tả được tối ưu tốt, có lời kêu gọi hành động

Nội dung thẻ mô tả được tối ưu tốt, có lời kêu gọi hành động

Ví dụ về mẫu Meta Description không tốt

Thẻ Meta này chứa nội dung quá dài và đã bị Google cắt bỏ bớt, vậy nên người dùng khó có thể hiểu được ý nghĩa của nội dung sơ lược bài viết và không thu hút sự chú ý của họ.

Thẻ mô tả chưa hấp dẫn và không có lời kêu gọi hành động

Thẻ mô tả chưa hấp dẫn và không có lời kêu gọi hành động

Các kết quả thống kê thú vị về Meta Description

  • 02% các trang xếp hạng hàng đầu không sử dụng Meta Description
  • 78% là tỷ lệ thời gian Google sử dụng để viết lại các đoạn Meta Description cho các kết quả tìm kiếm. Con số này giảm xuống 59.65% đối với các (Short tails) Fat – head và 65.62% với từ khóa Long – Tails
  • 46% các Meta Description quá dài được Google viết lại và 63.69% Meta Description nằm trong giới hạn ký tự được cho phép
  • 61% các trang có Meta Description quá dài

Đó là những con số quan trọng mà bạn cần chú ý để tối ưu Meta Description của mình sao cho phù hợp nhằm nhận được đánh giá tốt từ Google và người dùng, hỗ trợ việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm hiệu quả.

Với những thông tin mà Pima Digital đã chia sẻ trên đây mong rằng đã giúp các SEOer hiểu sâu hơn, rõ hơn về Meta Description là gì, tầm quan trọng của nó trong SEO và cách thêm, viết thẻ mô tả chuẩn nhất. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết khác của mình để cập nhật kiến thức bổ ích về SEO mỗi ngày nhé.

PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.