Bạn đã bao giờ cảm thấy bực bội khi dùng một ứng dụng phức tạp hay khó chịu vì không tìm được thông tin cần thiết trên website? Đó là dấu hiệu của một giao diện người dùng kém hiệu quả. Ngược lại, khi ứng dụng dễ sử dụng và trực quan, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và muốn quay lại, đó chính là sức mạnh của UI và UX. Vậy, thiết kế UI UX là gì, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sau đây, hãy cùng Pima Digital tìm hiểu tất tần tật về UI và UX cũng như sự khác nhau giữa chúng nhé!
Thiết kế UI UX là gì?
UX là gì? UX design là gì?
Đây chính là viết tắt của User Experience (Trải nghiệm người dùng), đề cập đến cách mà người dùng tương tác và cảm nhận khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ, như trang web, ứng dụng di động hay các thiết bị điện tử khác.
Thiết kế UX giúp sản phẩm trở nên dễ sử dụng, trực quan và mang lại cảm giác hài lòng cho người dùng. Quá trình này bao gồm việc nghiên cứu hành vi người dùng, xây dựng cấu trúc thông tin và tạo ra giao diện trực quan.
Ví dụ khi bạn dễ dàng tìm thấy thông tin mình cần trên website hay cảm thấy hài lòng với quá trình mua sắm trực tuyến mượt mà, đó chính là kết quả của một thiết kế UX tốt.
UI là gì? UI design là gì?
Nó là viết tắt của User Interface (Giao diện người dùng), liên quan đến các yếu tố hiển thị trực tiếp trên giao diện của một sản phẩm số. Bao gồm tất cả những thành phần mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác ngay trên màn hình, chẳng hạn như văn bản, nút bấm, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc, cũng như thanh công cụ, cách bố trí tổng thể.
UI design là quá trình tạo ra các yếu tố hiển thị trên website hoặc ứng dụng, bao gồm việc chọn lựa hình ảnh, màu sắc, khoảng cách, và vị trí của các nút bấm để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên nhiều thiết bị.
Ví dụ về UI là các element “Thêm vào giỏ hàng”, “Thanh toán”, biểu tượng tìm kiếm, các form nhập liệu, và các bảng điều khiển… Những yếu tố này phải được thiết kế sao cho người dùng có thể dễ dàng nhận diện và tương tác với chúng.
Công việc chính của một UI UX designer là gì?
Công việc của một người thiết kế UI là gì?
Mục tiêu của thiết kế UI là tạo ra một giao diện hấp dẫn và tương thích với sở thích của người dùng. Các UI designer cần hiểu rõ thị hiếu của đối tượng mục tiêu để chọn lựa nút bấm, biểu tượng, phông chữ, màu sắc, và hình ảnh sao cho thích hợp. Họ phải quyết định giữa thiết kế bo tròn hay góc vuông, và chọn tông màu cùng kiểu chữ để tối ưu hóa sự hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thiết kế UI còn phải phản ánh hình ảnh và giá trị của thương hiệu, đảm bảo sự nhất quán và thẩm mỹ trong toàn bộ giao diện sản phẩm. Công việc của họ bao gồm:
- Phân tích khách hàng: Hiểu nhu cầu và sở thích của đối tượng người dùng
- Nghiên cứu thiết kế: Tìm hiểu xu hướng thiết kế và lựa chọn các yếu tố phù hợp
- Xây dựng sản phẩm mẫu: Tạo các bản thiết kế giao diện để kiểm tra và tinh chỉnh
- Xem xét sự tương tác: Đảm bảo các yếu tố giao diện hoạt động mượt mà và dễ sử dụng
- Đảm bảo tính tương thích: Kiểm tra giao diện trên nhiều kích cỡ màn hình và thiết bị khác nhau
- Hợp tác với nhà phát triển: Làm việc cùng developer để hiện thực hóa thiết kế và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Công việc của UX design là gì?
Mục tiêu của thiết kế UX là tạo ra trải nghiệm người dùng tối ưu và dễ chịu. Các UX designer cần hiểu rõ nhu cầu và hành vi của người dùng để xây dựng các giải pháp thiết kế hợp lý, hiệu quả. Họ phải xem xét cách người dùng tương tác với sản phẩm và cải thiện hành trình người dùng để đạt được sự hài lòng cao nhất.
Công việc cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu người dùng: Tìm hiểu nhu cầu, mục tiêu và hành vi của người dùng để thông tin hóa thiết kế
- Xây dựng hành trình người dùng: Tạo các sơ đồ và mô phỏng cách khách hàng sẽ tương tác với sản phẩm
- Thiết kế wireframe và prototype: Phát triển các bản phác thảo và nguyên mẫu để kiểm tra, tinh chỉnh thiết kế trước khi đi vào chi tiết
- Kiểm tra khả năng sử dụng: Thực hiện các bài kiểm tra người dùng để đánh giá hiệu quả và tìm ra các điểm cần cải thiện
- Phân tích phản hồi: Thu thập và nghiên cứu đánh giá từ người dùng để điều chỉnh lỗi, cải thiện hành trình trải nghiệm
- Hợp tác với UI designer và developer: Làm việc cùng các chuyên gia khác để đảm bảo thiết kế UX được hiện thực hóa một cách chính xác và hiệu quả.
Những điểm khác biệt giữa UI UX design là gì?
Tiêu chí | UI design | UX design |
Mục tiêu | Tạo ra giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng và thu hút người dùng | Tạo ra trải nghiệm tổng thể dễ chịu và hiệu quả cho người dùng |
Yếu tố chính | Nút bấm, biểu tượng, phông chữ, màu sắc, bố trí giao diện… | Hành trình người dùng, khả năng sử dụng và cấp độ tương tác |
Quá trình thiết kế | Tập trung vào thiết kế chi tiết và thẩm mỹ của các thành phần giao diện | Tập trung vào nghiên cứu người dùng và cải thiện hành trình trải nghiệm |
Kiểm tra | Kiểm tra giao diện trên các thiết bị và kích cỡ màn hình khác nhau | Thực hiện kiểm tra khả năng sử dụng và phân tích phản hồi, cảm nhận của người dùng |
Hợp tác | Làm việc với UX designer để đảm bảo giao diện phù hợp với thiết kế trải nghiệm | Làm việc với UI designer và nhà phát triển để hiện thực hóa thiết kế |
Công việc chính |
|
|
Các nguyên tắc thiết kế chuẩn UI UX cho website
Nguyên tắc thiết kế UI
- Tính nhất quán: Các yếu tố thiết kế như màu sắc, font chữ, bố cục phải được sử dụng một cách đồng nhất trên toàn bộ website
- Hệ thống phân cấp trực quan: Các yếu tố quan trọng nhất trên giao diện cần được nổi bật hơn so với các nội dung khác. Điều này giúp người dùng dễ dàng tập trung vào thông tin cần thiết
- Màu sắc: Nó không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ mà còn truyền tải thông điệp và cảm xúc. Lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu cũng như đối tượng khách hàng của bạn
- Kiểu chữ: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc và nhận diện của nội dung. Chọn các font chữ dễ đọc, phù hợp với phong cách thiết kế chung của trang web, tránh quá nhiều kiểu chữ khác nhau trên cùng một giao diện
- Tính đơn giản: Một giao diện tinh gọn, dễ hiểu sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin cần thiết. Tránh quá tải nội dung và các chi tiết dư thừa
- Tính linh hoạt: Thiết kế cần phải hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại, máy tính bảng). Ví dụ, thiết kế giao diện responsive (tương thích) để tự động điều chỉnh kích thước và bố cục phù hợp với từng thiết bị.
Nguyên tắc thiết kế UX
- Tính khả dụng: Website cần được thiết kế để người dùng dễ dàng sử dụng và điều hướng. Mọi thông tin và chức năng nên được sắp xếp hợp lý, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy những gì họ cần
- Khả năng tiếp cận: Website phải đáp ứng được nhu cầu của tất cả người dùng, bao gồm cả những người khuyết tật
- Cảm xúc: Thiết kế nên tạo ra những trải nghiệm cảm xúc tích cực cho người dùng, như niềm vui, sự hài lòng và thỏa mãn
- Rõ ràng: Mọi thông tin và nội dung trên website phải được trình bày một cách trực quan, dễ hiểu, giúp người dùng không gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin
- Đơn giản: Thiết kế cấu trúc cần tinh gọn, tránh sự phức tạp không cần thiết để người dùng dễ dàng tương tác và tập trung vào các nội dung chính
- Linh hoạt: : Website phải tương thích với nhiều thiết bị và kích thước màn hình khác nhau, đồng thời dễ dàng mở rộng hoặc tùy chỉnh khi cần thiết
- Phản hồi: Trang web nên cung cấp phản hồi rõ ràng, nhanh chóng khi người dùng thực hiện một thao tác, giúp họ biết được tình trạng và tiến trình của hành động đã thực hiện. Ví dụ: thông báo khi bấm nút, quá trình tải trang…
Kỹ năng và công cụ không thể thiếu trong UI UX design là gì?
- Tư duy thiết kế: Đây là yếu tố cốt lõi. Điều này này không chỉ dừng lại ở việc phối hợp hình ảnh và màu sắc, mà còn khuyến khích chúng ta luôn đặt câu hỏi “tại sao”, “làm thế nào” để tìm ra những cách giải quyết vấn đề sáng tạo và hiệu quả nhất
- Nghiên cứu người dùng: Thực hiện phỏng vấn, khảo sát, và quan sát người dùng thực tế để thu thập dữ liệu về hành vi, thói quen, pain points. Thông tin này giúp định hướng các quyết định thiết kế chính xác
- Tổ chức thông tin: Khả năng sắp xếp nội dung một cách hợp lý thông qua wireframe và prototype, giúp người dùng dễ tiếp cận và hiểu rõ hơn
- Giao tiếp: Làm việc chặt chẽ với đồng nghiệp, khách hàng và các bên liên quan để đảm bảo sự thống nhất, truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả
- Sự thấu hiểu: Đặt mình vào vị trí của người dùng để nắm bắt cảm xúc, hành vi và kỳ vọng. Điều này bao gồm lắng nghe phản hồi, phân tích dữ liệu và hiểu rõ những khó khăn mà họ có thể gặp phải
- Sử dụng công cụ: Thành thạo các công cụ thiết kế như Figma, Sketch, Adobe XD… để hiện thực hóa ý tưởng nhanh chóng và chính xác
- Viết nội dung giao diện (UI Writing): Tạo ra nội dung ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để hỗ trợ trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như menu, chú thích, kêu gọi hành động Call to Action (CTA), thông báo lỗi…
>> Tham khảo ngay: Top 10 phần mềm vẽ wireframe miễn phí, tốt nhất hiện nay
6 xu thế tương lai của UI và UX là gì?
Giao diện điều khiển bằng giọng nói (Voice User Interfaces – VUI)
Hãy tưởng tượng bạn có thể ra lệnh cho thiết bị của mình chỉ bằng cách nói. VUI đã mở ra một cách tương tác hoàn toàn mới, giúp việc sử dụng công nghệ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.
Trước đây thay vì bạn phải bấm nút, giờ đây chỉ cần nói để thực hiện các thao tác. Ví dụ, trợ lý ảo như Siri hay Alexa đều sử dụng VUI để nhận lệnh và phản hồi theo ngữ cảnh, mang lại trải nghiệm mượt mà, không cần thao tác tay.
Thực tế ảo và Thực tế ảo tăng cường (AR và VR)
Cả 2 công nghệ đều mở ra những khả năng mới cho thiết kế trải nghiệm. AR cho phép bạn xem thông tin sản phẩm ngay trên các bề mặt vật lý như bàn hoặc tường. Trong khi đó, VR tạo ra những trải nghiệm trực quan hoàn toàn mới trong môi trường 3D, như trong các trò chơi thực tế ảo, giúp các nhà thiết kế xây dựng các trải nghiệm hấp dẫn và độc đáo.
Tương tác cử chỉ
Nó cho phép người dùng điều khiển thiết bị chỉ bằng các động tác tay, như vuốt để chuyển trang hoặc chạm để phóng to. Ví dụ, khi bạn vuốt trên màn hình điện thoại để mở ứng dụng, giao diện phản hồi ngay lập tức theo cách bạn mong đợi. Các nhà thiết kế cần đảm bảo rằng các tương tác cử chỉ này được thực hiện một cách mượt mà và thuận tiện.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Xu thế trên giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng cách dự đoán nhu cầu và cung cấp hỗ trợ nhanh chóng. Ví dụ, chatbots của Facebook messenger có thể trả lời câu hỏi đồng thời đề xuất sản phẩm phù hợp dựa trên lịch sử mua sắm của bạn. Các nhà thiết kế nên tận dụng AI để nâng cao sự tương tác và đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng.
Chế độ tối (Dark mode)
Yếu tố này không chỉ giúp giảm mỏi mắt trong điều kiện ánh sáng yếu mà còn tiết kiệm pin cho các thiết bị.
Cụ thể như khi bạn bật chế độ tối trên ứng dụng Instagram, nền của ứng dụng chuyển sang màu tối, giúp mắt bạn thoải mái hơn khi lướt ảnh vào ban đêm. Các nhà thiết kế nên cân nhắc chế độ Dark mode như một tùy chọn bổ sung để đáp ứng sở thích của người dùng.
Tương tác nhỏ và chuyển động (Microinteractions và Motion design)
Những phản hồi vi mô như hiệu ứng khi nhấn nút hoặc tính năng động khi chuyển trang tạo ra sự thú vị và cá tính cho sản phẩm. Ví dụ, khi bạn nhấn một nút “thích” trên Facebook, hiệu ứng chuyển động nhỏ làm cho trải nghiệm trở nên sinh động và vui nhộn. Thiết kế động giúp làm cho các tương tác trở nên hấp dẫn, dễ chịu hơn.
Câu hỏi thường gặp
UI/UX là viết tắt của từ gì?
Nó được rút gọn từ tên gọi tiếng Anh là UI – User Interface (Giao diện người dùng) và UX – User Experience (Trải nghiệm người dùng).
Thiết kế UI UX học ngành gì?
Bạn có thể học các ngành như: Thiết kế đồ họa, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính hoặc Truyền thông.
Test UI/UX là gì?
Đó là quá trình kiểm tra giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Qua bài viết này, chúng ta biết rằng UI/UX không chỉ là yếu tố công nghệ mà còn là cảm xúc và trải nghiệm của người dùng. Hiểu rõ thiết kế UI UX là gì và sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết, Pima Digital sẽ phản hồi nhanh chóng và chính xác nhé!
PIMA DIGITAL – CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/