Nếu bạn là một Newbie trong lĩnh vực SEO hay Marketing thì phải biết rằng: các thuật toán Google luôn thay đổi và cập nhật liên tục để trả về kết quả chính xác theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Hay nói cách khác, Google ngày càng chú trọng về yếu tố SEO Onpage và nội dung giá trị.
Vì vậy, khi thực hiện các công việc thường ngày như đi Backlink, tạo liên kết nội bộ (Internal Link) hay viết content vẫn chưa đủ để nâng cao và giữ vững thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Do đó, hãy cùng Pima Digital tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất, giúp website bạn lên TOP nhanh chóng qua nội dung bài viết dưới đây.
SEO Onpage là gì?
Đây là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên trang web nhằm cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), từ đó tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Search).
Các yếu tố như: thẻ tiêu đề (Meta Title), mô tả (Meta Description), URL, từ khóa, thẻ heading, hình ảnh, nội dung, liên kết nội bộ (Internal Link), entity onsite …
Khi nào nên thực hiện tối ưu Onpage?
- Ngay thời điểm vừa mới xây dựng website (kể cả khi trang web của bạn nằm ở top 1, nhằm duy trì thứ hạng).
- Kiểm tra định kỳ (3 – 6 tháng).
- Khi tạo mới hoặc cập nhật lại nội dung bài viết.
- Các chỉ số về hiệu suất website tăng giảm đột ngột (traffic, tỷ lệ thoát trang, chuyển đổi…)
Tại sao SEO Onpage lại quan trọng với website?
- Giúp website xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm và bền vững
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
- Nâng cao trải nghiệm người dùng
- Tối ưu chi phí quảng cáo…
Tổng hợp 9 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage giúp website bạn lên TOP bền vững
Sáng tạo nội dung hữu ích, có giá trị với người đọc
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến dịch SEO của bạn. Việc cung cấp nội dung hấp dẫn, unique và đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm (Search Intent) của người dùng sẽ giúp website xếp hạng cao trên SERP.
Ví dụ: Khi người dùng truy vấn cụm từ khóa “mẫu quán cafe đẹp” trên Google. Có nghĩa là họ đang tìm kiếm các hình ảnh thiết kế đẹp cho quán cafe để tham khảo trước khi tiến hành xây dựng.
4 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng content của Google: (Nguồn Seosona)
1. Sự rõ ràng về nội dung: Giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, kèm theo các ví dụ minh họa để người đọc hình dung.
2. Chiều sâu của content: Trả lời được các câu hỏi liên quan mà người dùng có thể tìm hiểu trong chủ đề đó, tránh đi quá sâu, gây lan man. Có thể triển khai theo dạng từng chủ đề (topic cluster).
3. Nội dung hữu ích (theo tiêu chí EEAT): Lý giải được các vấn đề mà người dùng đang tìm kiếm, hay nói cách khác là content đáp ứng đúng Search Intent.
4. Trình bày content (Cấu trúc trang web):
- Thêm mục lục để người đọc khái quát được thông tin về bài viết bạn đang nói về vấn đề gì
- Sắp xếp các thẻ heading theo thứ tự ưu tiên (nội dung quan trọng trước)
- Viết ngắn gọn, ngắt thành từng đoạn để người đọc dễ theo dõi
- Thêm hình ảnh minh họa, video, call to action…
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tiêu chí đánh giá khác như:
- Phân bổ từ khóa trong tiêu đề, thẻ heading, đoạn sapo mở đầu, kết bài, chú thích ảnh và nội dung một cách phù hợp, không nhồi nhét.
- Đảm bảo nội dung độc quyền (unique), không bị duplicate content từ những nguồn khác trên Google và được cập nhật thường xuyên.
- Không sai chính tả, trích dẫn từ các nguồn uy tín…
>> Xem chi tiết cách viết content chuẩn SEO hiệu quả cho người mới bắt đầu
Phân bổ từ khóa chính, phụ một cách có chiến lược
Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm Google và người đọc dễ dàng hình dung được nội dung trang web bạn đang đề cập đến vấn đề gì, có phù hợp với nhu cầu, mục đích tìm kiếm hay không?
Một số lưu ý khi chèn từ khóa:
- Mật độ trung bình 8 – 1% để tránh việc nhồi nhét, spam keyword. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà có thể thấp hoặc cao hơn.
- Vị trí quan trọng cần xuất hiện của từ khóa: thẻ tiêu đề, URL, thẻ H1, H2, H3… đoạn sapo mở đầu, đoạn kết, mô tả meta, chú thích ảnh và rải đều trong nội dung bài.
- Bôi đậm từ khóa chính, phụ xuất hiện 1 lần trong nội dung bài viết để nhấn mạnh.
Tối ưu thẻ tiêu đề (Title)
Tiêu đề thường chứa thông tin khái quát về chủ đề bài viết và hiển thị trên kết quả tìm kiếm SERP, tab trình duyệt. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến việc người dùng có quyết định click vào trang web của bạn hay không.
Cách tối ưu hiệu quả:
- Độ dài ngắn gọn, độ dài 55 – 60 ký tự để title hiển thị đầy đủ trên SERP.
- Mỗi bài viết chỉ nên có duy nhất một tiêu đề.
- Chứa từ khóa chính.
- Tạo tiêu đề ấn tượng, thu hút và không trùng lặp so với đối thủ. Có thể bắt đầu là số lẻ, chèn từ cảm xúc tích cực/tiêu cực hoặc sử dụng các cụm từ nhấn mạnh như: “Bật mí”, “Khám phá”, “Mách bạn”…
- Không nhồi nhét nhiều từ khóa.
>> Tham khảo thêm: Title SEO là gì? 5 bước tối ưu tiêu đề SEO thu hút nhất 2024
Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)
Mặc dù đây không phải là yếu tố xếp hạng, nhưng một thẻ mô tả meta tốt sẽ thu hút người dùng truy cập vào trang web. Từ đó tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và lưu lượng truy cập (traffic) cho website.
Các điều kiện:
- Ngắn gọn, độ dài tối đa là 156 ký tự
- Nội dung chứa từ khóa chính và tóm tắt được các ý quan trọng trong bài viết. Ngoài ra, câu văn cần hấp dẫn để thu hút người dùng nhấp chuột.
- Thêm lời kêu gọi hành động (CTA) vào cuối câu như: “Xem thêm”, “Tìm hiểu thêm”, “Dùng thử miễn phí”…
Sử dụng các thẻ Heading (H1, H2, H3…) trong cấu trúc trang
Đây là một trong các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất mà bạn cần xem xét. Việc phân bổ các thẻ Heading trong bài viết sẽ giúp người dùng có thể đọc lướt, cũng như công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu được cấu trúc nội dung trong trang web của bạn.
Một số tiêu chí khi thực hiện:
- Nên phân chia theo cấp bậc và hỗ trợ lẫn nhau, chẳng hạn như thẻ H2 bổ nghĩa cho H1, H3 sẽ làm rõ nghĩa hơn cho nội dung thẻ H2, tương tự thẻ H4 và H5, H6…
- Nên in đậm các thẻ heading
- Mỗi bài viết nên có duy nhất 1 thẻ H1 (có thể giống hoặc khác với tiêu đề Title) và cần chứa từ khóa chính.
- Sắp xếp các từ khóa chính, phụ theo mức độ ưu tiên giảm dần từ thẻ H1 đến H2, H3…
- Nếu đã sử dụng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo tính logic.
Tối ưu URL ngắn gọn, dễ hiểu
Độ dài tối đa khoảng 50 – 60 ký tự, chứa từ khóa chính để làm nổi bật chủ đề cốt lõi của trang. Như Google giải thích trong cẩm nang hướng dẫn SEO:
“Một số thành phần của URL có thể sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm dưới dạng đường dẫn breadcrumb. Do đó, người dùng cũng có thể biết được liệu kết quả này có hữu ích và đáp ứng được ý định tìm kiếm ban đầu hay không.”
Như vậy, một URL chuẩn cần phải đáp ứng 3 yếu tố:
- Ngắn gọn nhưng bao hàm được chủ đề bài viết
- Chứa từ khóa SEO chính
- Viết không dấu và không chứa các ký tự đặc biệt.
Ví dụ:
>> Xem chi tiết: URL là gì? Cách tối ưu URL chuẩn SEO đơn giản cho các Newbie
Thêm các liên kết nội bộ (Internal Link)
Việc liên kết giữa các trang trên cùng một website giúp người dùng dễ dàng khám phá và điều hướng đến các nội dung liên quan. Đồng thời, nó hỗ trợ các trình thu thập thông tin như Googlebot hiểu rõ hơn về cấu trúc và mối quan hệ giữa các trang.
Cách tối ưu:
- Sử dụng Anchor text cụ thể để mô tả chính xác nội dung của trang được liên kết và tránh nhồi nhét từ khóa.
- Link đến những trang chứa nội dung liên quan (blog) hay các trang quan trọng về sản phẩm, dịch vụ.
- Sử dụng mô hình Topic Cluster để tổ chức liên kết nội bộ một cách hợp lý, giúp cải thiện khả năng tìm kiếm và điều hướng trang web.
Thêm các liên kết trỏ ra ngoài (External Link)
External Link là các liên kết từ trang web của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Do đó, việc link đến những nguồn uy tín, có thẩm quyền cũng là một cách để bạn xây dựng lòng tin và mang lại giá trị đối với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm Google.
Lưu ý khi thực hiện:
- Chỉ liên kết đến những trang web uy tín, độ tin cậy cao, có nội dung liên quan chủ đề, lĩnh vực kinh doanh của bạn.
- Sử dụng anchor text mô tả rõ ràng và tự nhiên. Để hạn chế việc truyền sức mạnh của Link Juice, bạn có thể sử dụng thêm thẻ rel=”nofollow”.
Tối ưu hình ảnh, thêm thuộc tính Alt
Đây là một cách để thu hút lượng truy cập vì nội dung chứa hình ảnh minh họa trực quan sẽ giúp website bạn có cơ hội xếp hạng trong Google Images.
3 tiêu chí cần có:
- Chọn định dạng hình ảnh là đuôi .jpg và đặt tên không dấu.
- Nén sao cho kích thước tệp <100KB hoặc <150KB để tối ưu tốc độ tải trang. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ như: TinyPNG, ShortPixel, Optimizilla…
- Thêm văn bản thay thế (Alt text) để mô tả ngắn gọn cho người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được hình ảnh của bạn đang nói về vấn đề gì.
7 kỹ thuật tối ưu Onpage nâng cao
Cải thiện tốc độ tải trang web (Site speed)
Vì đây là một yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn như tốc độ load nhanh sẽ giúp giữ chân người dùng lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang.
Do đó, có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights miễn phí của Google (URL: https://pagespeed.web.dev/) để phân tích hiệu suất hiện tại của website trên cả thiết bị di động và máy tính, cùng với các đề xuất chi tiết để cải thiện.
Khi tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ SEO Onpage là gì, bạn sẽ thấy rằng tốc độ tải trang chỉ là một phần của toàn bộ chiến dịch tối ưu. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác mà bạn cần chú ý để đảm bảo website của mình không chỉ nhanh mà còn thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng. Hãy cùng Pima Digital khám phá thêm các kỹ thuật tối ưu Onpage khác qua nội dung dưới đây.
Tối ưu đoạn trích nổi bật (Featured Snippet)
Kết quả này thường xuất hiện ở “vị trí số 0” trên trang SERP, do đó nó có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cho website của bạn.
Để tăng cơ hội xuất hiện trên đoạn trích nổi bật, bạn cần:
- Xác định được từ khóa hay câu hỏi mà người dùng thường tìm kiếm về chủ đề.
- Cung cấp nội dung trả lời một cách ngắn gọn (2 – 3 câu), đáp ứng đúng Search Intent của người dùng.
- Định dạng phù hợp với kết quả Featured Snippet hiện có (định nghĩa, bảng, danh sách hoặc video).
>> Tham khảo thêm Featured Snippet là gì? Bí quyết tối ưu website lên Top 0 Google
Thêm Schema Markup
Thực hiện đánh dấu lược đồ sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn thông tin trên trang web của bạn như: lượt đánh giá, các sản phẩm, thông tin doanh nghiệp, breadcrumb, công thức… Từ đó, thu hút được nhiều lượt nhấp chuột hơn.
Bạn có thể tạo mã schema vào trang web nhờ vào plugin SEO wordpress như Schema Pro, Yoast SEO, WP Product Review… hoặc thực hiện thủ công qua Microdata, RDFA và Json-LD.
Khai báo tệp robot.txt và sitemap
- File robot.txt: Chỉ định các bot của công cụ tìm kiếm biết được đâu là nội dung cần thu thập trên trang web của bạn.
- Sơ đồ trang web (sitemap): Cung cấp danh sách phân cấp các trang, tài liệu trên website, giúp các công cụ tìm kiếm (Search Engine) dễ dàng khám phá và lập chỉ mục chúng.
Có 2 cách để tạo các tệp trên: thực hiện thủ công hoặc qua plugin Yoast SEO trên wordpress. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về cách tạo file robots.txt và sitemap do Pima Digital cung cấp.
Thiết kế website tương thích với thiết bị di động (Responsive Design)
Đây cũng là một yếu tố cần thiết vì hơn 50% lưu lượng truy cập Internet đến từ thiết bị di động (Theo nguồn tin của Webfx). Thậm chí Google còn dựa vào đó để xếp hạng website bạn trên SERP.
Tiêu chí cần kiểm tra:
- Tốc độ tải trang trên mobile
- Bố cục website phải được tự động điều chỉnh (responsive) tương ứng và phù hợp với kích thước màn hình điện thoại, máy tính.
- Font chữ dễ đọc, đảm bảo khoảng cách giữa các dòng, đoạn văn…
Các công cụ hỗ trợ: Website Grader , Mobile Friendly Test (Bulk Testing Tool), Pagespeed Insight, Google Search Console…
Tạo mục lục Table of Content (TOC)
- Nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang, giúp họ có cái nhìn tổng quan về nội dung chính của bài viết.
- Dễ dàng điều hướng đến những thẻ heading trên trang.
- Tối ưu tỷ lệ nhấp chuột.
Plugin hỗ trợ cài miễn phí trên WordPress: Easy Table of Contents, Table of Contents Plus…
Sử dụng Breadcrumb
- Nhằm giúp người đọc biết được vị trí hiện tại của mình trên website.
- Cung cấp đường link nhanh đến thư mục trong hệ thống phân cấp.
- Giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
- Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Cách tạo: Sử dụng Schema Markup hoặc plugin Yoast SEO, Breadcrumb NavXT trong wordpress.
>> Tìm hiểu thêm Breadcrumb là gì? Phân loại và vai trò Breadcrumb trong SEO
5 công cụ hỗ trợ check SEO Onpage hiệu quả mà các Newbie nên biết
Screaming Frog
URL: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/
Tính năng: Công cụ cho phép bạn thu thập thông tin chi tiết về website, bao gồm: URL, title, H1, keyword, meta description, số lượng ký tự… Ngoài ra, nó còn giúp bạn phát hiện ra các lỗi trên trang như: liên kết hỏng, 404 not found, duplicate content…
Chi phí: Phiên bản miễn phí cho phép bạn thu thập dữ liệu tối đa 500 URL. Nếu bạn cần thêm tính năng khác, hãy cân nhắc nâng cấp lên phiên bản trả phí với giá 259 USD/năm để sử dụng không giới hạn.
SEOQuake
URL: https://www.seoquake.com/
Tính năng: Là một tiện ích mở rộng trên trình duyệt, cho phép kiểm tra các yếu tố tối ưu trên trang như: URL, title, mô tả meta, heading, hình ảnh, mật độ từ khóa…
Chi phí: Hoàn toàn miễn phí.
Yoast SEO
URL: https://yoast.com/wordpress/plugins/seo/
Tính năng: Đây là một trong các plugin wordpress được sử dụng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam giúp tối ưu Onpage chẳng hạn: thẻ meta, title, cấu trúc URL, internal link…
Chi phí: Có 2 phiên bản:
- Miễn phí: Bị giới hạn một số tính năng
- Trả phí: 99 USD/năm.
Semrush
URL: https://www.semrush.com/on-page-seo-checker/
Tính năng: Hỗ trợ phân tích, so sánh website của bạn so với đối thủ về các yếu tố Onpage và đề xuất cải thiện…
Chi phí: Cung cấp một bản dùng thử miễn phí trong 7 ngày và 3 gói trả phí:
- Gói Pro: 139.95 USD/tháng
- Gói Guru: 249.95 USD/tháng
- Gói Business: 499.95 USD/tháng.
Surfer SEO
Tính năng: Kiểm tra và phân tích các yếu tố tối ưu Onpage, đưa ra các gợi ý về mật độ từ khóa và cấu trúc nội dung để audit lại…
Chi phí:
- Gói Essential: 89 USD/tháng
- Gói Scale: 129 USD/tháng
- Gói Scale AI: 219 USD/tháng
- Gói Enterprise: Tùy chỉnh theo yêu cầu khách hàng
So sánh SEO Onpage và Offpage
SEO Onpage | SEO Offpage | |
Định nghĩa | Tối ưu các yếu tố bên trong website. | Tối ưu các yếu tố nằm bên ngoài website. |
Mục đích | Cải thiện thứ hạng, tăng lưu lượng truy cập vào website. | Tăng cường độ uy tín và tin cậy của website. |
Các yếu tố | ● Thẻ title, meta description ● URL, hình ảnh ● Internal Link ● Thẻ heading (H1, H2, H3…) ● Featured Snippet ● Từ khóa, nội dung ● … | ● Đi Guest Post, Backlink ● Digital PR ● Social Entity ● SEO Local ● … |
Như vậy, SEO Onpage không chỉ là một phần quan trọng trong chiến dịch SEO mà còn là yếu tố quyết định đến sự ổn định và bền vững của website trên SERP. Pima Digital khuyên bạn nên theo dõi và thực hiện định kỳ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: [email protected]
- Website: https://pimadigital.vn/