Việc nghiên cứu từ khóa là nền tảng cho mọi chiến dịch SEO và quảng cáo thành công. Google Keyword Planner, một công cụ miễn phí, mạnh mẽ sẽ giúp bạn tìm kiếm những từ khóa “vàng” để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng của minh.
Bài viết này Pima Digital sẽ hướng dẫn bạn 5 bước đơn giản để sử dụng công cụ keywordplanner hiệu quả, từ đó giúp tối ưu chiến dịch marketing và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
Google Keyword Planner là gì?
Keywordplanner (hay còn gọi là Google keyword tool) là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí được cung cấp bởi Google. Tool này cung cấp thông tin chi tiết về lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh cũng như chi phí dự kiến cho các từ khóa khác nhau, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn từ khóa cho chiến dịch SEO và quảng cáo Google Ads hiệu quả.
Tính năng của Google Keyword Planner trong chiến lược SEO
Tạo từ khóa dài (long tail keyword)
Keyword Planner sử dụng AI và Bigdata, Keyword Planner có khả năng tạo ra hàng ngàn từ khóa dài chỉ trong vài giây, giúp bạn dễ dàng mở rộng danh sách từ khóa mà không tốn quá nhiều thời gian.
Từ khóa dài là những từ khóa mang tính cụ thể cao, phù hợp với các nhu cầu tìm kiếm chi tiết của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng mở rộng danh sách từ khóa của mình mà không cần phải tự tay nghiên cứu từng từ khóa một, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. Sử dụng long tail keyword cũng giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác hơn, cải thiện hiệu quả chiến dịch quảng cáo và SEO.
Bộ lọc thông minh
Keyword Planner cung cấp bộ lọc thông minh, giúp bạn có thể lọc và tìm ra từ khóa bạn cần trong hàng ngàn từ khóa mà công cụ tìm thấy cho bạn. Với các tùy chọn bộ lọc linh hoạt, bạn có thể lọc từ khóa theo nhiều tiêu chí khác nhau, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
5 lợi ích nổi bật của công cụ Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là một công cụ đắc lực cho bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực SEO và Marketing online. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật giúp google keyword tool trở thành trợ thủ không thể thiếu cho doanh nghiệp của bạn.
Khám phá từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn
Bạn đang tìm kiếm những từ khóa tiềm năng mà khách hàng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ tương tự như của bạn? Google keyword tool sẽ giúp bạn khám phá ra những từ khóa “vàng” này, mở ra cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Công cụ này không chỉ gợi ý các từ khóa liên quan đến từ khóa gốc bạn cung cấp mà còn phân tích xu hướng tìm kiếm, giúp bạn nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường.
Ước tính lượng tìm kiếm hàng tháng cho từng từ khóa (Volume search)
Biết được lượng tìm kiếm hàng tháng cho từng keyword là yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của từ khóa đó. Công cụ nghiên cứu từ khoá của Google cung cấp dữ liệu chính xác về số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng, giúp bạn ưu tiên tập trung vào những từ khoá có lượng tìm kiếm cao, từ đó tối ưu hoá hiệu quả chiến dịch SEO và quảng cáo.
Chọn từ khóa hoặc nhóm từ khóa tối ưu
Không phải keyword nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Keywordplanner giúp bạn phân tích mức độ cạnh tranh của từng từ khoá, từ đó lựa chọn được những keyword hoặc nhóm từ khoá tối ưu nhất, phù hợp với ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.
Dự đoán chi phí quảng cáo
Nếu bạn đang chạy quảng cáo Google Ads, Google Keyword Planner sẽ là công cụ hỗ trợ dự trù chi phí hiệu quả. Nó cung cấp khoản ước tính ngân sách cho mỗi lần click (CPC) và các chỉ số quan trọng khác, giúp bạn kiểm soát kinh phí quảng cáo hiệu quả cũng như tối ưu hoá lợi tức đầu tư (ROI).
Theo dõi xu hướng và độ khó từ khóa
Thị trường luôn biến động, xu thế tìm kiếm của người dùng cũng thay đổi theo thời gian. Keywordplanner cho phép bạn theo dõi xu hướng và độ cạnh tranh của từ khóa, từ đó điều chỉnh chiến lược SEO, quảng cáo sao cho phù hợp, đảm bảo luôn bắt kịp những nhu cầu tìm kiếm mới, duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đảm bảo quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
Bằng cách kết hợp các tính năng phân tích từ khóa, Google Keyword Planner giúp bạn nhắm khách hàng mục tiêu chính xác hơn, giảm thiểu lãng phí ngân sách và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner chi tiết
Bước 1: Truy cập vào Google Keyword Planner miễn phí
- Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Lưu ý: Hiện tại, Google Keyword Planner yêu cầu người dùng mới phải nhập thông tin thẻ thanh toán như Visa hoặc Mastercard khi đăng ký tài khoản Google Ads. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng một số tính năng cơ bản của công cụ trước khi hoàn tất việc thiết lập phương thức thanh toán.
- Khi bạn đang sử dụng Google Ads, bạn có thể truy cập Keyword Planner bằng cách vào “Tools” (Công cụ) → “Planning” (Lập kế hoạch) → “Keyword Planner” (Công cụ lập kế hoạch từ khóa).
Bước 2: Chọn tính năng nghiên cứu từ khóa (Discover new keywords)
Bạn sẽ có hai tùy chọn:
- Start with keywords: Công cụ sẽ đưa ra các ý tưởng về từ khóa dựa trên các thuật ngữ bạn nhập vào, bạn có thể nhập nhiều từ khóa vào trường này. Chỉ cần đặt dấu phẩy sau mỗi từ khóa và nhấn Enter
- Start with a website: Công cụ sẽ quét domain (tên miền) hoặc trang web đã chọn của bạn để đưa ra các ý tưởng về keyword. Bạn có thể lấy ý tưởng từ trang web của riêng bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh
- Thêm từ khóa hoặc URL của bạn (tùy thuộc vào phương pháp bạn chọn)
- Chọn ngôn ngữ và vị trí, có thể chọn quốc gia, khu vực, thành phố…
- Nhấp vào “Get results” để nhận kết quả và Keyword Planner sẽ trình bày các ý tưởng về từ khóa cùng với nhiều chỉ số để bạn bắt đầu chọn lọc.
Bước 3: Lọc kết quả từ khóa phù hợp
Lọc từ khóa
- Vào “Add filter” (Thêm bộ lọc) → “Keyword” để lọc các từ khóa chứa hoặc không chứa một thuật ngữ cụ thể
- Nếu muốn lọc theo nghĩa liên quan, chọn “Semantic Match“. Ví dụ, thương hiệu cao cấp có thể loại bỏ từ khóa chứa “rẻ”.
Loại bỏ từ không liên quan
Trong phần “Refine keywords” (Tinh chỉnh từ khóa), nhấp “Expand all” (Mở rộng tất cả) và bỏ chọn các từ không liên quan, ví dụ: tên thương hiệu bạn không bán.
Thêm từ khóa phủ định
- Chọn từ khóa cần chặn tại mục “Negative keywords” (Từ khóa phủ định).
Chọn loại đối sánh cho từ khóa phủ định:
- Broad match: Chặn tất cả các từ có liên quan đến từ khóa bạn muốn chặn
- Phrase match: Chặn chính xác cụm từ bạn chỉ định.
- Exact match: Chỉ chặn chính xác từ khóa bạn nhập vào.
Bước 4: Phân tích từ khóa với Google keyword ideas
Sau khi lọc ra những từ khóa phù hợp với doanh nghiệp, hãy cùng phân tích kỹ hơn phần “Keyword ideas” trong keywordplanner.
- Từ khóa (theo mức độ liên quan): Đây là những từ khóa mà Google cho là gần gũi nhất với sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Tìm kiếm trung bình hàng tháng (Avg. Monthly Searches): Số lượng người tìm kiếm từ khóa đó mỗi tháng, lưu ý con số này chỉ mang tính ước lượng
- Cạnh tranh (Competition): Chỉ số này cho biết mức độ “hot” của từ khóa. Càng nhiều người quảng cáo cạnh tranh cho từ khóa, chỉ số càng cao. Mức độ cạnh tranh được phân thành 3 mức: “Thấp” (Low), “Trung bình” (Medium), và “Cao” (High)
- Đấu giá hàng đầu của trang (Top of Page Bid): Cho biết mức giá trung bình mà doanh nghiệp trả để quảng cáo cho từ khóa đó. Số liệu này giúp bạn đánh giá tiềm năng sinh lời của keyword.
Bước 5: Lựa chọn từ khóa tối ưu
Sau khi đã nắm rõ cách sử dụng Google Keyword Planner miễn phí, bước cuối cùng là chọn từ khóa hiệu quả để tối ưu nội dung website. Việc này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn lựa chọn từ khóa.
Giả sử bạn kinh doanh đồ thể thao trực tuyến và muốn viết bài blog về lợi ích của chạy bộ. Thay vì dùng từ khóa quá rộng như “chạy bộ” hoặc quá cụ thể như “lợi ích của việc chạy bộ buổi sáng đối với sức khỏe tim mạch“, keyword “giày chạy bộ” sẽ là lựa chọn hợp lý hơn. Nhập từ khóa này vào Keyword Planner để bắt đầu phân tích.
Vậy, tiêu chí nào giúp bạn chọn đúng từ khóa? Dưới đây là 3 yếu tố chính cần xem xét:
- Lượng tìm kiếm (Search Volume): Lượng tìm kiếm trung bình càng cao, tiềm năng tiếp cận khách hàng càng lớn
- Mục đích thương mại (Commercial Intent): Mức độ cạnh tranh và giá đề xuất từ khóa càng cao, khả năng chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng thực thụ càng dễ dàng
- Độ cạnh tranh SEO: Xem xét những website đang đứng top với từ khóa đó. Bằng cách đánh giá chất lượng, nội dung, các yếu tố kỹ thuật của những website này, chúng ta có thể ước lượng được mức độ khó khăn để vượt qua chúng và đạt được vị trí cao hơn.
Một số lưu ý để sử dụng Google Keyword tool hiệu quả
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Trước khi bắt đầu, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể, như bạn muốn tăng lượng truy cập, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hay xây dựng nhận diện thương hiệu? Mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng quá trình nghiên cứu từ khóa tốt hơn
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu keyword đối thủ giúp bạn tìm ra cơ hội tiềm ẩn và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả
- Kết hợp Google Search Console: Dữ liệu từ Search Console cho thấy từ khóa người dùng tìm kiếm để truy cập website bạn. Kết hợp thông tin này với keywordplanner giúp tối ưu nội dung và khám phá được keyword mới
- Theo dõi xu hướng với Google Trends: Một công cụ khác của Google có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng tìm kiếm theo thời gian và địa lý, giúp lựa chọn từ khóa phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của thị trường.
Khám phá các công cụ nghiên cứu từ khoá khác
- Ahrefs: Công cụ toàn diện cung cấp dữ liệu về backlink, phân tích đối thủ và nghiên cứu từ khóa sâu rộng
- Semrush: Tương tự Ahrefs, Semrush sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ cho SEO và nghiên cứu từ khóa
- io: Hỗ trợ tìm kiếm long-tail (từ khóa dài) và keyword mở rộng, giúp bạn khai thác triệt để tiềm năng từ khóa
- Ubersuggest: Công cụ dễ sử dụng, lý tưởng cho người mới bắt đầu nghiên cứu từ khóa
- Google Search Console: Cung cấp dữ liệu về hiệu suất website trên kết quả tìm kiếm Google
- Google Trends: Công cụ theo dõi xu hướng tìm kiếm giúp bạn lựa chọn từ khóa phù hợp với xu hướng hiện tại
- Moz Keyword Explorer: Cung cấp thông tin về độ khó từ khóa, phân tích kết quả tìm kiếm (SERP) và đề xuất từ khóa tiềm năng.
Câu hỏi thường gặp
Google AdWords Keyword Tool là gì?
Đây là một phần của Google Ads, là công cụ giúp tìm kiếm và phân tích từ khóa tiềm năng cho chiến dịch quảng cáo trên Google.
Seed keyword là gì?
Nó là từ khóa chính, thường ngắn gọn và có liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Keyword phụ là gì?
Đó là các từ khóa liên quan bổ trợ cho từ khóa chính, giúp mở rộng phạm vi tìm kiếm.
AVG monthly searches là gì?
Avg. Monthly Searches là số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của một từ khóa trên Google.
Google Keyword Planner là công cụ không thể thiếu để tìm kiếm, phân tích từ khóa, giúp bạn tối ưu hóa nội dung website và thu hút lượng truy cập tự nhiên. Nếu bạn có thắc mắc nào về cách sử dụng keywordplanner, hãy để lại bình luận bên dưới để Pima Digital giải đáp nhanh chóng và chính xác nhé!
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/