Traffic là gì? Cách tăng traffic cho website bền vững nhất

Trang chủ Kiến thức SEO Traffic là gì? Cách tăng traffic cho website bền vững nhất

Traffic là gì? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực Online Marketing và SEO đều cần phải hiểu rõ. Nó không chỉ đơn giản là số lượt truy cập vào một website, mà còn là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO và khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Trong bài viết này, Pima Digital sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lượt traffic là gì, lý do vì sao nó quan trọng và các phương pháp hiệu quả để tăng lưu lượng truy cập cho website.

Traffic là gì? Làm thế nào để đo lường hiệu quả?

Traffic là gì? Làm thế nào để đo lường hiệu quả?

Traffic là gì?

Thuật ngữ này chỉ số lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như: công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, quảng cáo trả phí… trong một khoảng thời gian cụ thể. Traffic được phân thành 2 dạng chính: paid traffic và organic traffic.

Đây còn là chỉ số quan trọng để đo lường sự tương tác của người dùng và hiệu quả của chiến lược marketing.

Tại sao traffic lại quan trọng đối với chiến lược SEO và Marketing?

  • Giúp cải thiện thứ hạng website trên SERP.
  • Xây dựng hình ảnh và nâng cao độ uy tín của thương hiệu trên các trang mạng xã hội.
  • Nâng cao cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng, từ đó giúp cải thiện lệ chuyển đổi và doanh thu.
  • Giúp bạn dễ dàng theo dõi, phân tích hành vi người dùng truy cập website, từ đó lên chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Việc hiểu rõ về traffic trong marketing là gì và tầm quan trọng của nó sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược hiệu quả nhằm gia tăng số lượt truy cập và cải thiện hiệu suất của trang web.

Theo dõi nguồn traffic vào website để giúp bạn đưa ra chiến lược tối ưu hiệu quả

Theo dõi nguồn traffic vào website để giúp bạn đưa ra chiến lược tối ưu hiệu quả

Các yếu tố ảnh hưởng đến traffic website

Từ khóa

Đây là những từ hoặc cụm từ được người dùng search trên các công cụ tìm kiếm để truy cập vào trang web của bạn. Do đó, cần phải nghiên cứu từ khóa kỹ càng và phân loại theo đúng Search Intent của người dùng để cải thiện số lượng, chất lượng Organic Traffic trên website.

Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như: Google Keyword Planner, KeywordTool.io, Semrush, Ahrefs…

Bạn nên tối ưu keyword vào các thẻ title, meta description và nội dung một cách tự nhiên nhất, tránh tình trạng nhồi nhét từ khóa. Ngoài ra, để xếp hạng tốt trên SERP, bạn cần hiểu rõ SEO là gì để từ đó áp dụng nó một cách hiệu quả.

Chất lượng nội dung

Đây là một yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến lượt traffic của website, vì không ai muốn tốn thời gian đọc những bài viết không mang lại giá trị cho họ. Do đó, content cần phải chuyên sâu, hữu ích và liên tục được cập nhật để nâng cao thứ hạng trên SERP và thu hút người dùng.

Để biết cách tối ưu hóa nội dung một cách chuẩn xác, bạn có thể tham khảo cách viết content chuẩn SEO mà Pima Digital đã tổng hợp.

Backlink

Một trong những cách để tăng độ uy tín và lượng Referral Traffic cho website là xây dựng liên kết từ các referring domain – số lượng trang web trỏ link về website của bạn. Có thể tiếp cận bằng cách đi backlink, guest post…

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, hãy lưu ý rằng các website đó phải có độ trust, nội dung liên quan đến chủ đề, ngành nghề kinh doanh của bạn.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến traffic website là gì?

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến traffic website là gì?

Làm thế nào để cải thiện lưu lượng truy cập cho website?

Tối ưu SEO Onpage và Offpage

  • SEO Onpage: Tập trung tối ưu hóa các yếu tố ngay bên trong trang web, để giúp nó thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và người dùng. Các yếu tố như: title, từ khóa, meta description, URL, internal link, tốc độ tải trang, trải nghiệm trên thiết bị di động, nội dung chất lượng…
  • SEO Offpage: Xây dựng các yếu tố bên ngoài website, để nâng cao độ uy tín và tăng cường nhận diện thương hiệu. Chẳng hạn như: đi backlink, social entity, guest post, SEO local (Google My Business)…

Xây dựng thương hiệu trên các kênh Social media

Đây được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Offpage. Để thực hiện điều này, trước tiên bạn cần chọn ra các trang mạng xã hội phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của website. Tiếp theo là đăng ký tài khoản và thực hiện tối ưu, chăm sóc.

Lưu ý khi triển khai:

  • Cần đồng nhất tất cả thông tin (NAP): tên thương hiệu (Name), địa chỉ (Address), số điện thoại (Phone).
  • Thêm hình ảnh, video rõ nét về doanh nghiệp bạn.
  • Gắn hashtag từ khóa để tăng khả năng tìm kiếm.
  • Thực hiện chăm sóc, đăng bài và tương tác thường xuyên trên bộ social entity.
Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các kênh social để thu hút người dùng truy cập

Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các kênh social để thu hút người dùng truy cập

Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến

Cách này giúp website bạn tăng nhanh traffic trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn phải bỏ ra một khoản phí nhất định để tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Các hình thức quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads, TikTok Ads…

Bí quyết để tối ưu: Tạo nội dung hấp dẫn, target đúng từ khóa và đối tượng khách hàng hướng đến, đẩy ngân sách vào những khung giờ vàng…

Xây dựng blog cho website

Đây được xem là một trong những chiến lược Content Marketing hiệu quả để tăng traffic, độ nhận diện thương hiệu và cải thiện thứ hạng trên SERP. Các trang blog dùng để chia sẻ các thông tin hữu ích, kinh nghiệm, kiến thức, tin tức mới nhất… từ đó thu hút người dùng truy cập.

Cách tối ưu:

  • Đảm bảo rằng chủ đề của các bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu và Search Intent của họ.
  • Nội dung hấp dẫn, viết content chuẩn SEO và cập nhật thường xuyên để mang lại giá trị cho người đọc.
  • Tối ưu các yếu tố SEO Onpage và Offpage.
  • Thêm hình ảnh và video trực quan để làm cho bài viết trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.
Tạo trang blog cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị để thu hút traffic website

Tạo trang blog cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị để thu hút traffic website

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là một hình thức tiếp thị trực tuyến, trong đó các đối tác (affiliates) sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn thông qua các liên kết và họ nhận được hoa hồng khi người dùng có hành động cụ thể như mua hàng hoặc đăng ký.

Mô hình này không chỉ giúp tăng traffic cho website mà còn bổ trợ cho chiến lược SEO và tăng doanh thu.

Các tiêu chí cần cân nhắc: Lựa chọn đối tác liên kết phù hợp với ngành nghề, tạo nội dung hấp dẫn, thực hiện tối ưu chuẩn SEO, chạy quảng cáo trên các kênh social media…

Tận dụng các kênh Marketing khác

Nghĩa là bạn sẽ sử dụng các chiến lược ngoài phương pháp truyền thống như SEO để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn như:

  • Gắn QR code vào các banner, standee, tờ rơi…
  • Luôn để link truy cập vào web trên các bảng hiệu, ấn phẩm thiết kế…
  • Chia sẻ bài viết website trên các cộng đồng chất lượng như hội nhóm, zalo, diễn đàn…
Chia sẻ bài viết trên các hội nhóm hoặc gắn QR code trên banner để tăng traffic website

Chia sẻ bài viết trên các hội nhóm hoặc gắn QR code trên banner để tăng traffic website

Cách đo lường chỉ số traffic trong website

Để nắm bắt được lượng traffic là gì và đánh giá hiệu quả của chiến dịch triển khai, bạn cần xem xét:

Số phiên (Session)

Chỉ số này đại diện cho tổng số lượt truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, tuần, tháng, quý, năm). Mỗi phiên bắt đầu khi người dùng truy cập vào website và kết thúc khi họ rời đi.

Session cao có thể cho thấy người dùng thực sự quan tâm đến nội dung trang web. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn bạn nên kết hợp thêm các chỉ số mà Pima Digital gợi ý dưới đây.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Là tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện hành động trên website trên tổng traffic, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận thông tin, tải tài liệu… Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi này giúp bạn đánh giá hiệu quả các chiến dịch tiếp thị đang triển khai trên trang web.

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Cho bạn biết tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi website sau khi chỉ xem một trang. Khi Bounce Rate cao có thể do họ không tìm thấy thông tin cần thiết hoặc trải nghiệm trên trang chưa được tốt.

Kênh (Channels)

Một cách khác để đo lường traffic là phân tích xem lưu lượng truy cập đó đến từ kênh nào: Organic search, Paid traffic, Social, Direct hay Referral. Việc này giúp bạn xác định được đâu là nguồn traffic chính, từ đó tối ưu chiến dịch tiếp thị của mình.

Các chỉ số đánh giá chất lượng traffic trên Google Analytics

Các chỉ số đánh giá chất lượng traffic trên Google Analytics

5 loại traffic cơ bản mà bạn thường gặp

  • Organic Search: Là số lượt truy cập tự nhiên vào website của bạn. Hiểu đơn giản là khi người dùng search từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, sau đó click vào những kết quả miễn phí (SEO).
  • Paid Search: Là lưu lượng truy cập vào một trang web sau khi người dùng nhấp vào quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm, thường được gọi là PPC (Pay-Per-Click).
  • Direct Traffic: Đây là lượt truy cập trực tiếp đến website, nghĩa là người dùng chủ động nhập URL vào thanh địa chỉ của trình duyệt hoặc truy cập qua dấu trang (bookmark).
  • Referral Traffic: Chỉ số này là lưu lượng truy cập giới thiệu được tạo ra thông qua các liên kết trên trang web thứ ba như diễn đàn, blog hay bất kỳ một trang web khác. Ví dụ nguồn traffic từ các trang vàng đổ về, trang review công ty sản phẩm/dịch vụ…
  • Social Traffic: Lượng truy cập này được được tạo ra thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn…
Kết quả lưu lượng truy cập trả phí và tự nhiên trên SERP

Kết quả lưu lượng truy cập trả phí và tự nhiên trên SERP

>> Tìm hiểu thêm:

Các công cụ kiểm tra traffic website tốt nhất hiện nay

Google Analytics (GA4)

Website: analytics.google.com

Tính năng:

  • Cung cấp dữ liệu tổng quan về số phiên, số người truy cập, tỷ lệ thoát và thời gian ở trên trang.
  • Hiển thị chi tiết các nguồn truy cập đến trang web.
  • Cho phép bạn theo dõi traffic theo từng khu vực, thành phố, quốc gia.
  • Theo dõi hành vi người dùng trên trang như hành động mà họ thực hiện, sự kiện tương tác…

Chi phí:

  • Phiên bản miễn phí với các tính năng cơ bản, phù hợp cho các website vừa và nhỏ.
  • Bản trả phí Google Analytics 360 thích hợp cho các doanh nghiệp lớn với mức giá 150.000 USD/năm (~3,7 tỷ VND).
Giao diện kiểm tra lượng traffic của website trên Google Analytics

Giao diện kiểm tra lượng traffic của website trên Google Analytics

Google Search Console (GSC)

Website: google.com/search-console

Tính năng:

  • Thống kê traffic tự nhiên bằng chỉ số “tổng số lần nhấp chuột” của người dùng vào website. Ngoài ra, còn cung cấp thông tin về số lần hiển thị và vị trí trung bình trên SERP.
  • Giúp xác định và khắc phục các vấn đề về thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của các trang web.
  • Theo dõi các liên kết nội bộ và backlink của website…

Chi phí: Hoàn toàn miễn phí

Kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột vào website trên Google Search Console

Kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột vào website trên Google Search Console

SimilarWeb

Website: similarweb.com

Tính năng:

  • Cung cấp dữ liệu về lưu lượng truy cập, thời gian trên trang và tỷ lệ thoát
  • Phân tích hành vi người dùng
  • Hiển thị nguồn traffic và kênh tiếp thị chính
  • Cho phép xem traffic website đối thủ…

Chi phí: Phiên bản miễn phí giới hạn một số tính năng và bản trả phí với:

  • Gói Starter: 99 USD/tháng (~2,5 triệu VND)
  • Gói Professional: 239 USD/tháng (~6 triệu VND)
  • Gói Custom Package: Giá tùy chỉnh

Ngoài ra, còn có các công cụ hỗ trợ khác như Ahrefs, SEMrush, Ubersuggest…

Xem nguồn lưu lượng truy cập website trên SimilarWeb

Xem nguồn lưu lượng truy cập website trên SimilarWeb

Tóm lại, việc hiểu rõ “traffic là gì” và cách tối ưu nó hiệu quả không chỉ giúp website bạn nâng cao vị trí trên SERP, mà còn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về các chủ đề liên quan, vui lòng liên hệ Pima Digital để được hỗ trợ kịp thời nhé!

PIMA DIGITAL – CÔNG TY MARKETING UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình Luận Của Bạn

Kết nối ngay với Pima Digital

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu kinh doanh của bạn.