Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng đến website của mình. Một trang web quá chậm sẽ khiến người dùng khó chịu và nhanh chóng rời đi khiến doanh nghiệp rất nhiều khách hàng tiềm năng. Và Google PageSpeed Insights đã ra đời như một giải pháp tối ưu giúp bạn đánh giá và cải thiện hiệu suất tải trang hiệu quả.
Hãy cùng Pima Digital khám phá 6 chỉ số đánh giá quan trọng và cách cải thiện chúng để nâng cao trải nghiệm người dung và thúc đẩy thứ hạng SEO ngay sau đây nhé

Google PageSpeed Insights là gì? 6 chỉ số đánh giá quan trọng
Google PageSpeed Insights là gì?
Đây là một công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google, giúp bạn phân tích và đánh giá tốc độ tải trang của mình trên mọi thiết bị từ máy tính để bàn đến điện thoại di động hay tablet.
Vậy thực chất, Google Pagespeed Insights là gì? Nó là một “người bạn đồng hành” không thể thiếu đối với các chủ website, đặc biệt là những ai đang muốn nâng cao thứ hạng SEO trên trang tìm kiếm để thu hút khách hàng tiềm năng. Thông qua việc đánh giá tốc độ tải trang, công cụ này sẽ giúp bạn xác định được những điểm yếu đang cản trở quá trình tải trang, từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả để khắc phục.

Các chỉ số đánh giá của Google Pagespeed Insights cho trang Pima Digital
Chỉ số Google Pagespeed Insights ảnh hưởng gì đến SEO?
Tăng trải nghiệm người dùng (UX)
Google PageSpeed Insights ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng (UX). Khi một trang web tải nhanh, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng và dễ dàng truy cập, giữ chân khách hàng lâu hơn, kích thích tương tác với website như liên hệ, đánh giá, tham gia comment thảo luận mà không bị gián đoạn.
Tìm hiểu thêm: UI UX là gì? UI UX design khác nhau như thế nào?
Giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
Khi một website tải quá chậm sẽ khiến cho người dùng có xu hướng rời đi ngay lập tức do mất kiên nhẫn và khó chịu. Vậy nên bạn cần dùng Google PageSpeed Insights để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và tìm phương án khắc phục hiệu quả.

Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ thoát trang
Cải thiện thứ hạng SEO
Google thường ưu tiên hiển thị các website có tốc độ tải trang nhanh trên thanh tìm kiếm. Vậy nên khi bạn tối ưu tốc độ tải trang nhanh chóng sẽ giúp cho website của mình có cơ hội cải thiện chỉ số SEO hiệu quả. Đồng thời tăng khả năng hiển thị cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động
Điện thoại thông minh ngày càng phát triển, khiến cho người dùng ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị di động này để truy cập internet. Và công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra và tối ưu tốc độ tải trang trên mọi nền tảng, đảm bảo website của bạn luôn hiển thị nhanh chóng và mượt mà nhất.
Tìm hiểu thêm: Website là gì? Các loại trang web phổ biến hiện nay

Cải thiện tốc độ tải trang trên các thiết bị di động giúp bạn tăng trải nghiệm người dùng
6 chỉ số đánh giá Google PageSpeed Insight quan trọng
Speed Score – Điểm tốc độ
Đây là chỉ số tổng quan về tốc độ tải trang web của bạn, hiển thị trên thang điểm từ 0 đến 100. Nó thể hiện một cái nhìn tổng thể về hiệu suất tải trang web trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động. Và khi bạn đạt điểm số cao, chứng tỏ website tải càng nhanh và hiệu suất càng tốt.

Điểm tốc độ là chỉ số tổng quan về tốc độ tải trang web của bạn
Field Data – Số liệu thực
Được thu thập từ dữ liệu thực tế của người dùng khi truy cập website, chỉ số này cho bạn biết thông tin về cách website tải trang và tương tác với người dùng thực tế như thời gian tải trang, thời gian phản hồi, tỷ lệ thoát trang…
Field Data giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng trải nghiệm website của mình, từ đó điều chỉnh các bước tối ưu hóa sao cho phù hợp.

Công cụ đo lường tốc độ tải trang dựa trên số liệu thực từ người dùng
Lab Data – Dữ liệu Lab
Mô phỏng cách website tải trong một môi trường được kiểm soát (phòng thí nghiệm), chỉ số này giúp bạn đánh giá tốc độ tải trang từ nhiều khía cạnh khác nhau trong điều kiện lý tưởng, từ đó đề xuất những yếu tố cần cải thiện, cụ thể là:
- First Contentful Paint (FCP): Thời gian để nội dung đầu tiên hiển thị trên trang web.
- Largest Contentful Paint (LCP): Thời gian để nội dung lớn nhất hiển thị trên trang web.
- Time to Interactive (TTI): Thời gian để trang web tương tác được với người dùng.

Công cụ này tập trung vào các chỉ số quan trọng như LCP, CLS và FID
Opportunities – Cơ hội
Đây là chỉ số hiển thị các đề xuất để tối ưu hóa tốc độ tải trang web. Google PageSpeed Insights sẽ đưa ra các lời khuyên về những vấn đề cần được giải quyết để cải thiện điểm số của bạn theo mức độ ưu tiên từ đơn giản đến phức tạp. Và bạn nên tập trung giải quyết các vấn đề được đưa ra để đạt kết quả tốt nhất.
Diagnostics – Chẩn đoán
Chỉ số này thường cung cấp thông tin về các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web. Từ đó giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề và đề xuất phương án xử lý phù hợp.
Ví dụ, nếu website của bạn đang gặp vấn đề về thời gian tải ảnh, Diagnostics sẽ cho bạn biết nguyên nhân là do kích thước ảnh quá lớn hoặc định dạng hình ảnh không phù hợp.

Diagnostics cho bạn biết những vấn đề website đang gặp phải
Passed Audits – Thông qua kiểm tra
Chỉ số này sẽ liệt kê các tiêu chí mà website của bạn đã đạt được về tốc độ tải trang, giúp doanh nghiệp nắm bắt được những khía cạnh đã được tối ưu hiệu quả và những yếu tố nào cần cải thiện trong tương lai để duy trì hiệu suất này.

Passed Audits này cho biết các tiêu chí tốc độ tải trang mà website đã đạt được
Điểm PageSpeed Insights bao nhiêu là tốt?
Một trong những câu hỏi phổ biến khi sử dụng Google PageSpeed Insights là điểm số bao nhiêu thì được coi là tốt? Vậy hãy cùng Pima Digital tìm hiểu thang điểm đánh giá hiệu suất dựa trên trải nghiệm người dùng sau đây:
- 90-100 điểm: Website đạt tốc độ tải vượt trội, trải nghiệm người dùng tuyệt vời.
- 50-89 điểm: Website có tốc độ tải khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần cải thiện.
- Dưới 49 điểm: Website có tốc độ tải chậm, cần ưu tiên áp dụng các biện pháp tối ưu hóa.

Các chỉ số đánh giá tốc độ tải trang của Google Pagespeed Insights
8 cách cải thiện điểm số Google PageSpeed Insights hiệu quả
Tối ưu kích thước hình ảnh
Đây là một phần không thể thiếu để tạo nên một website hấp dẫn và trực quan. Tuy nhiên, những hình ảnh có dung lượng quá lớn sẽ làm giảm tốc độ tải trang đáng kể, do đó bạn nên tối ưu kích thước ảnh bằng các công cụ như:
- Nén hình ảnh: Sử dụng các công cụ nén hình ảnh trực tuyến hoặc plugin WordPress như TinyPNG, ShortPixel Image Optimizer, Imagify để giảm dung lượng xuống mà không làm giảm chất lượng hình ảnh quá nhiều
- Chọn định dạng hình ảnh phù hợp: Định dạng WebP được Google khuyến nghị vì chất lượng tốt, tiết kiệm đến 30% dung lượng so với JPG, PNG. Tuy nhiên, không phải trình duyệt nào cũng hỗ trợ WebP, nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng
- Điều chỉnh kích thước hình ảnh: Bạn chỉ nên sử dụng hình ảnh có kích thước phù hợp với vị trí hiển thị trên website, hạn chế chọn ảnh có dung lượng quá lớn làm giảm tốc độ tải trang.
Có thể bạn quan tâm: WordPress là gì? 25+ Plugin SEO WordPress tốt nhất hiện nay

Các yếu tố cần thực hiện khi tối ưu hình ảnh
Thiết kế website tối ưu trên thiết bị di động
Trong kỷ nguyên di động, việc thiết kế website thân thiện với các thiết bị di động là yếu tố tiên quyết để thu hút và duy trì người dùng. Google PageSpeed Insights đánh giá cao các website có thiết kế responsive, tức là có khả năng điều chỉnh giao diện và nội dung sao cho phù hợp với mọi kích thước màn hình.
- Sử dụng các khung CSS hoặc framework như Bootstrap, Foundation để xây dựng website theo chuẩn responsive.
- Các khung này cung cấp các công cụ và lớp CSS giúp website tự động thay đổi bố cục phù hợp với kích thước màn hình của người dùng.
- Đảm bảo nội dung website hiển thị đẹp mắt và dễ đọc trên cả desktop và mobile.
- Kiểm tra website trên các thiết bị di động với các kích thước màn hình khác nhau để đảm bảo website hiển thị chính xác và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: CSS là gì? CSS dùng để làm gì trong thiết kế website?
Sử dụng Lazy load
Đây là kỹ thuật tối ưu hiệu suất tải trang bằng cách chỉ tải hình ảnh khi người dùng cuộn chuột đến gần vị trí hình ảnh đó. Thay vì tải tất cả hình ảnh ngay từ đầu, lazy load sẽ giúp bạn giảm tải trọng trang web, từ đó tăng tốc độ tải trang. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm dung lượng dữ liệu được tải xuống, từ đó tiết kiệm băng thông và cải thiện tốc độ tải trang trên các thiết bị di động.
Bạn có thể tham khảo và cài đặt nhiều loại plugin WordPress hỗ trợ tích hợp lazy load, như Lazy Load, WP Rocket, a3 Lazy Load để tối ưu hình ảnh.

Plugin WordPress Lazy Load giúp bạn tăng tốc độ tải trang nhanh hơn
Gia tăng bộ nhớ và lưu cache trên trình duyệt
Cache là một vùng lưu trữ tạm thời trong trình duyệt web, giúp lưu trữ các file thường được truy cập. Việc sử dụng cache hiệu quả giúp giảm thời gian tải trang, đặc biệt là khi người dùng truy cập lại website.
- Sử dụng các plugin cache như W3 Total Cache, WP Super Cache, Cache Enabler để kích hoạt tính năng cache trên website để lưu trữ các file tĩnh như hình ảnh, CSS, JavaScript trên trình duyệt của người dùng
- Đảm bảo cấu hình thời gian lưu trữ cache hợp lý
- Quá trình cache quá ngắn có thể làm giảm hiệu quả tối ưu hóa, trong khi cache quá lâu có thể khiến người dùng không thấy được những thay đổi mới nhất trên website
- Khi người dùng truy cập lại website, trình duyệt sẽ tải các file này từ cache thay vì tải từ server, giúp giảm tải trọng và tăng tốc độ tải trang.
Giảm tỷ lệ quảng cáo
Nếu sử dụng quá nhiều quảng cáo, đặc biệt là những quảng cáo có dung lượng lớn, sẽ làm chậm tốc độ tải trang và ảnh hưởng đến Google PageSpeed Insights, do đó bạn nên:
- Cân nhắc giảm bớt số lượng quảng cáo trên website, đặc biệt là những quảng cáo không mang lại hiệu quả cao
- Kiểm tra và loại bỏ các đoạn mã quảng cáo không cần thiết, tránh việc tích hợp quá nhiều mã quảng cáo từ các nhà cung cấp khác nhau
- Đảm bảo rằng vị trí đặt quảng cáo không cản trở trải nghiệm của người dùng hoặc chặn nội dung quan trọng
- Ưu tiên quảng cáo thân thiện với thiết bị di động nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Không nên chèn quá nhiều quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến trang web
Tối ưu Javascript của trang Web
- Nén code JavaScript: Sử dụng các công cụ nén code để loại bỏ khoảng trắng, ký tự thừa… giúp bạn giảm kích thước file JavaScript, để trình duyệt tải file nhanh chóng hơn
- Tối ưu việc sử dụng thư viện JavaScript: Bạn chỉ nên sử dụng các thư viện JavaScript khi thực sự cần thiết vì nó có khả năng tăng kích thước file và ảnh hưởng đến tốc độ tải trang khi bị lạm dụng
- Đảm bảo mã Javascript không chặn quá trình render: Hãy thực hiện Deferred loading hoặc Async loading cho các file JavaScript không quan trọng đến việc hiển thị nội dung.
Cải thiện Plugins
Khi bạn sử dụng quá nhiều plugin hoặc plugin không được cập nhật thường xuyên có thể làm chậm tốc độ tải trang, do đó hãy tối ưu các yếu tố như:
- Chọn những plugin có chất lượng tốt, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao
- Cập nhật các plugin thường xuyên để khắc phục các lỗi bảo mật và cải thiện hiệu năng
- Vô hiệu hóa hoặc xóa bỏ những plugin không cần thiết sẽ giúp bạn giảm thiểu tải trọng cho website.
Loại bỏ mã theo dõi không cần thiết
Mã theo dõi (tracking code) từ các dịch vụ phân tích website, quảng cáo có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang nếu không được quản lý cẩn thận.
- Kiểm tra và loại bỏ các mã theo dõi không cần thiết
- Chỉ duy trì những mã theo dõi thực sự cần thiết cho việc phân tích website hoặc chạy chiến dịch quảng cáo
- Điều chỉnh vị trí đặt mã theo dõi thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Loại bỏ mã code không cần thiết giúp bạn giảm kích thước trang nhanh chóng
Cách check PageSpeed Insights nhanh chóng
- Truy cập trang web: pagespeed.web.dev
- Nhập URL website cần kiểm tra: Nhập địa chỉ website mà bạn muốn kiểm tra vào ô trống
- Nhấn nút Analyze: Sau khi nhập địa chỉ website, nhấn vào nút phân tích.
- Xem kết quả: Công cụ này sẽ hiển thị kết quả sau vài giây. Kết quả bao gồm điểm số, các đề xuất tối ưu hóa, và các chỉ số chi tiết.

Bạn chỉ cần nhập URL website và chờ công cụ xuất kết quả chi tiết
So sánh Google PageSpeed Insights với các công cụ khác
Ngoài công cụ trên thì thị trường còn có một số công cụ khác giúp bạn kiểm tra tốc độ tải trang web như GTmetrix, Pingdom Tools, WebPageTest. Tuy nhiên, Google PageSpeed Insights vẫn được đánh giá là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất bởi vì:
- Miễn phí và dễ sử dụng: Không chỉ hoàn toàn miễn phí mà giao diện còn cực kỳ đơn giản, giúp bạn dễ dàng sử dụng dù không có bất kỳ kiến thức kỹ thuật nào
- Do Google cung cấp: Công cụ này giúp bạn kiểm tra thông tin và xem đề xuất chính xác nhất vì mọi dữ liệu đều được tối ưu phù hợp với thuật toán Google
- Khả năng cung cấp thông tin chi tiết: Trích xuất dữ liệu chính xác và đầy đủ như tốc độ tải trang web, điểm số đánh giá, đề xuất tối ưu hoá và các chỉ số liên quan
- Thường xuyên cập nhật: Để có thể phản ánh chính xác mọi đổi mới trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm và các tiêu chuẩn về tốc độ tải trang.
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng Google PageSpeed Insights
- Kết quả kiểm tra không chính xác: Kết quả kiểm tra có thể không chính xác do lỗi kết nối internet, ứng dụng hoặc plugin trên website của bạn do đó hãy kiểm tra lại đường dây kết nối và cấu hình website của bạn để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác.
- Khó hiểu các thông tin kỹ thuật: Một số đề xuất tối ưu hóa website có thể đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật để thực hiện. Nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc lập trình viên website.
Có thể bạn quan tâm: GTMetrix là gì? Cách sử dụng GTMetrix tối ưu tốc độ website
Google PageSpeed Insights là công cụ hữu ích giúp bạn đánh giá và cải thiện tốc độ tải trang web, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy thứ hạng SEO. Pima Digital hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần hỗ trợ tư vấn SEO thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0973.463.486 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
PIMA DIGITAL – CÔNG TY SEO UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/