Bạn có từng vô tình tự cạnh tranh từ khóa giữa các trang trên website của mình không? Đó là lúc Keyword Cannibalization – hiện tượng “ăn thịt từ khóa” xuất hiện. Vậy Keyword Cannibalization là gì và làm thế nào để bảo vệ website của bạn khỏi hiện tượng này?
Qua bài viết sau đây, Pima Digital sẽ giải đáp từ A – Z các khía cạnh của hiện tượng ăn thịt từ khóa, từ dấu hiệu nhận biết đến cách khắc phục để website của bạn tối ưu thứ hạng và duy trì hiệu quả SEO.
Keyword Cannibalization là gì?
Đây là hiện tượng “ăn thịt từ khóa”, xảy ra khi một keyword chính được sử dụng cho nhiều bài viết trên cùng một website. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa bài viết trên chính trang web của bạn, khiến các công cụ tìm kiếm như Google gặp khó khăn trong việc xác định trang nào nên được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Giả sử bạn sở hữu một website bán các loại giày thể thao. Bạn có hai bài viết:
- Bài viết 1: “Giày chạy bộ Nike Air Zoom Pegasus”
- Bài viết 2: “Giày Nike tốt nhất cho chạy bộ”
Trong cả hai bài viết này, bạn đều sử dụng từ khóa “giày Nike chạy bộ”. Khi người dùng tìm kiếm “giày Nike chạy bộ”, Google không biết nên hiển thị bài viết nào trước, điều này khiến cả hai bài viết của bạn đều có thể bị ảnh hưởng về thứ hạng.
Nguyên nhân nào khiến website bị ăn thịt từ khóa?
Website của bạn có thể bị tụt hạng và mất đi lượng truy cập đáng kể do một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Nội dung trùng lặp quá nhiều: Việc liên tục đăng những bài viết “na ná” nhau khiến Google khó phân biệt đâu là nội dung chính và có thể hạ thứ hạng của bạn
- Quên chuyển hướng trang cũ: Khi cập nhật website, nếu không chuyển hướng đúng cách, cả trang cũ và trang mới sẽ cạnh tranh nhau, gây ra tình trạng “ăn thịt từ khóa” nội bộ
- Quá nhiều đường dẫn đến cùng một nơi: Điều này khiến Google bối rối và không biết nên ưu tiên đường dẫn nào, dẫn đến việc giảm hiệu quả chiến lược SEO
- Tối ưu hóa quá nhiều trang cho cùng một từ khóa: Việc này giống như việc “chia sẻ” sức mạnh từ khóa cho nhiều bài viết nhưng không trang nào đạt được thứ hạng cao
- Bỏ qua các trang con: Những trang phụ cũng cần được chăm sóc để không cạnh tranh với trang chính và gây ra hiệu ứng tiêu cực.
Tác động của Keyword Cannibalization đến SEO
Ảnh hưởng xấu đến thứ hạng thấp và lượng truy cập
Khi website không xuất hiện trên SERPs, bạn sẽ mất cơ hội thu hút lưu lượng truy cập từ những người tìm kiếm thông tin liên quan. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến số lượng người truy cập mà còn có thể dẫn đến việc giảm tỷ lệ chuyển đổi, vì khách hàng tiềm năng không thể tìm thấy nội dung mà họ mong muốn.
Giảm độ uy tín của trang
Các công cụ tìm kiếm đánh giá thứ hạng của trang dựa trên các tín hiệu về độ uy tín như backlinks, chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng. Khi xảy ra hiện tượng Keyword Cannibalization, những tín hiệu này bị chia sẻ giữa nhiều trang khác nhau, dẫn đến tình trạng nhiều trang có độ uy tín thấp thay vì một trang duy nhất có độ uy tín cao.
Sự phân tán này làm giảm khả năng cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm, khiến chúng khó có thể vượt qua những trang có độ tin cậy cao hơn. Kết quả là, bạn có thể mất đi cơ hội thu hút lưu lượng truy cập và giảm hiệu quả tổng thể của chiến lược SEO.
Liên kết nội bộ phân tán
Thay vì tập trung tất cả “sức mạnh” của từ khóa vào một trang duy nhất, việc phân tán internal link khiến cho mỗi trang chỉ nhận được một phần nhỏ “sức mạnh”. Điều này khiến Google gặp khó khăn trong việc xác định đâu là trang quan trọng nhất cho từ khóa của bạn.
Hệ quả là, các trang không thể cạnh tranh hiệu quả trong kết quả tìm kiếm, làm giảm cơ hội xếp hạng cao, lượng truy cập organic cũng theo đó sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của chiến lược SEO mà còn có thể làm giảm giá trị của nội dung trên website của bạn.
Tỷ lệ chuyển đổi kém
Keyword Cannibalization có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Khi có quá nhiều trang tương tự về cùng một chủ đề, người dùng sẽ dễ cảm thấy choáng ngợp, bối rối khi không biết trang nào chứa thông tin mới nhất hoặc đầy đủ nhất. Không phải ai cũng có đủ thời gian để xem xét từng trang một cách tỉ mỉ, và điều này có thể làm giảm lòng tin của họ vào chất lượng nội dung bạn cung cấp.
Ví dụ: Scribe, công cụ quản lý tài liệu, có nhiều bài viết về SOPs với nội dung tương tự nhau, khiến người đọc khó xác định nguồn tin cậy nhất và có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Làm thế nào để phát hiện website bị trùng lặp từ khóa?
Sau khi đã hiểu rõ các nguyên nhân gây ra hiện tượng Keyword Cannibalization là gì, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề này đang xảy ra trên website của mình, dưới đây là những cách bạn có thể kiểm tra:
Sử dụng công cụ Semrush
Công cụ Position Tracking của Semrush giúp bạn theo dõi thứ hạng Google và phát hiện các trường hợp ăn thịt từ khóa tiềm ẩn.
Thiết lập theo dõi
Đầu tiên, nhập tên miền của bạn và nhấp vào “Set up tracking”. Sau đó, chọn vị trí bạn muốn theo dõi thứ hạng và bấm “Continue To Keywords”.
Thêm từ khóa mục tiêu
- Thêm từ khóa bằng cách nhấp vào nút “Import from…” để nhập từ Google Analytics hoặc các nguồn khác.
- Chọn “Add keywords to campaign” và “Start Tracking”
Xem báo cáo Keyword Cannibalization
Bạn có thể chuyển đến tab “Cannibalization” để xem phân tích độ trùng lặp từ khóa:
- Affected keywords: Từ khóa có nhiều hơn một trang xếp hạng trong top 100
- Cannibal pages: Các URL chia sẻ thứ hạng từ khóa với nhau.
Lưu ý: Hiện tượng “ăn thịt từ khóa” chỉ xảy ra khi nhiều URL cùng xếp hạng cho một từ khóa và cung cấp nội dung tương tự nhau, cạnh tranh vị trí của nhau. Nếu các trang này phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, việc cùng xếp hạng có thể là điều bình thường.
Kiểm tra với Google Search Console
Đây là công cụ miễn phí từ Google giúp bạn phát hiện các vấn đề SEO gây ra bởi hiện tượng cạnh tranh từ khóa. Tuy nhiên với Google Search Console, quá trình kiểm tra đòi hỏi bạn có một số thao tác thủ công.
Bước 1
Đăng nhập vào Google Search Console, sau đó chọn “Search results” trong menu “Performance”
Bước 2
Cuộn xuống để xem danh sách các truy vấn tìm kiếm (từ khoá) mà trang web của bạn đã nhận được lượt hiển thị và lượt nhấp
Bước 3
Áp dụng bộ lọc “Query” để kiểm tra từ khóa cụ thể
Bước 4
Chuyển đến tab “PAGES” để xem các URL nào đang xếp hạng cho truy vấn đó.
Bước 5
Nếu có nhiều hơn một URL nhận được lượt nhấp và lượt hiển thị, đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng Keyword Cannibalization.
Thực hiện tìm kiếm bằng câu lệnh
Bạn có thể kiểm tra các trang web bị Keyword Cannibalization thông qua việc tìm kiếm trên Google.
Sử dụng thuật toán tìm kiếm “site:[domain]’’ để lọc kết quả từ trang web của bạn. Xem xét các kết quả để kiểm tra xem có trang nào hướng đến cùng một ý định tìm kiếm hay không. Nếu có, bạn có thể đang gặp phải vấn đề trùng lặp từ khóa và cần giải quyết ngay.
5 cách xử lý Keyword Cannibalization triệt để
Gộp nội dung và chuyển hướng (Redirects)
Để khắc phục vấn đề “ăn thịt từ khóa”, mục tiêu chính là chọn một trang ưu tiên (primary page) cho mỗi từ khóa bị ảnh hưởng và gộp các trang nhỏ lẻ thành một trang tổng hợp toàn diện. Cách này giúp thay thế nhiều trang có độ uy tín thấp bằng một trang có độ uy tín cao hơn.
Bạn không cần tạo một trang mới hoàn toàn. Hãy chọn trang hiện có với hiệu suất tốt nhất và cải tiến nó. Cách tìm trang có hiệu suất tốt nhất:
Sử dụng công cụ Position Tracking của Semrush để tìm dữ liệu về các trang bị trùng lặp từ khóa và chọn trang có vị trí xếp hạng cao nhất.
Khi hợp nhất nhiều trang, cần:
- Tạo một cấu trúc rõ ràng cho nội dung mà bạn sắp trình bày.
- Điều chỉnh meta title và meta description cho phù hợp.
- Thiết lập chuyển hướng 301 cho tất cả các trang đã hợp nhất.
- Sau khi hoàn thành trang hợp nhất, hãy cải thiện hồ sơ backlink với internal link và external link.
Lưu ý: Mỗi trang cần nội dung chất lượng cao, mang lại giá trị thực sự để cạnh tranh với các trang xếp hạng cao khác cùng chủ đề.
Thay đổi ý định tìm kiếm từ khóa trên website
Nếu với trường hợp bạn không muốn gộp các trang có nội dung tương tự nhau lại thì có thể làm mới nội dung để mỗi trang phục vụ cho một mục đích tìm kiếm – Search intent khác nhau. Điều này yêu cầu xác định mục tiêu rõ ràng cho từng bài viết và điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp.
Ví dụ, có 2 – 3 trang cạnh tranh cùng một keyword, bạn có thể thay đổi nội dung để hướng đến các mục đích tìm kiếm khác nhau của người truy cập. Dưới đây là 4 loại Search intent phổ biến:
- Ý định tìm kiếm thông tin – Information Intent
- Ý định tìm kiếm điều hướng – Navigational Intent
- Ý định tìm kiếm thương mại – Commercial Intent
- Ý định tìm kiếm giao dịch – Transactional Intent.
Cải thiện internal link cho các website quan trọng
Bạn có thể áp dụng liên kết nội bộ một cách thông minh để tăng cường độ uy tín cho những trang đang bị “ăn thịt từ khóa”. Dưới đây là những gợi ý từ Pima Digital:
- Xác định trang quan trọng nhất trong số những trang đang gặp khó khăn với việc cạnh tranh từ khóa
- Thêm internal link từ những trang có mức độ quan trọng thấp hơn trên website đến trang mà bạn muốn Google xem là quan trọng nhất cho một từ khóa cụ thể
- Sử dụng anchor text để cung cấp thêm thông tin về trang mà bạn đang liên kết đến
- Xóa bỏ các internal link đến những trang khác có cùng nội dung liên kết để không làm người đọc bối rối.
Sử dụng thẻ định danh (thẻ Canonical)
Bạn có thể sử dụng thẻ Canonical để thông báo cho các công cụ tìm kiếm về trang ưu tiên mà bạn muốn được lập chỉ mục và xếp hạng.
Ví dụ, nếu bạn có hai bài viết về “Cách nấu bò kho” và “Cách nấu bò kho đơn giản” với nội dung tương tự, bạn có thể thêm thẻ Canonical vào một trong hai bài viết này để giúp các công cụ tìm kiếm biết rằng đâu là trang ưu tiên mà bạn muốn được index và xếp hạng.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tập trung chỉnh sửa nội dung trên những trang này để tránh việc Google và các công cụ tìm kiếm khác phạt vì content trùng lặp.
Cấu trúc lại trang web để bỏ các trang bị trùng lặp
Với giải pháp này bạn nên lưu ý chỉ xóa những trang không còn giá trị cho website của mình. Nếu không, hãy thiết lập chuyển hướng 301 để hướng dẫn người dùng đến một trang khác có nội dung liên quan.
Làm sao để ngăn chặn việc trùng lặp từ khóa?
Hiện tượng Keyword Cannibalization có thể “âm thầm” làm giảm lưu lượng truy cập tự nhiên và ảnh hưởng đến độ hiển thị trên công cụ tìm kiếm mà bạn chưa kịp nhận ra. Khi tạo ra càng nhiều nội dung, nguy cơ xảy ra tình trạng này cũng tăng lên.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn chặn vấn đề này bằng những cách làm tốt nhất cho các trang web mới và hiện có:
- Xây dựng cụm từ khoá: Tạo ra các nhóm keyword và lập bản đồ từ khóa cho từng trang web để tránh sự trùng lặp và chồng chéo nhau
- Xác định Search intent rõ ràng: Mỗi trang cần có một mục tiêu tìm kiếm thích hợp, đặc biệt là khi bạn đang hướng đến các từ khóa tương đồng
- Tận dụng internal link: Sử dụng các liên kết nội bộ một cách thông minh để nâng cao độ uy tín cho các trang quan trọng, giúp tăng cường sự liên kết giữa các nội dung trên website
- Theo dõi hiệu suất với công cụ SEO: Sử dụng các công cụ SEO để giám sát hiệu suất tìm kiếm và phát hiện sớm các trang có nguy cơ bị “ăn thịt từ khóa”.
Khi nào Keyword Cannibalization không gây hại cho SEO?
Tình trạng “ăn thịt từ khóa” không phải lúc nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên của trang web. Trong một số trường hợp cụ thể, việc tạo ra nhiều trang với từ khóa giống nhau lại không gây hại, như:
Một từ khóa, nhiều địa điểm
Khi bạn tạo nhiều trang trên website, mỗi trang sử dụng cùng một từ khóa nhưng được tối ưu riêng cho từng địa điểm, ví dụ như “dịch vụ sửa chữa ô tô tại Hà Nội” và “dịch vụ sửa chữa ô tô tại TP.HCM”. Điều này thường nhằm mục đích tiếp cận khách hàng ở từng khu vực cụ thể, nhằm tối ưu SEO local.
Điều quan trọng là đảm bảo nội dung trên mỗi trang độc đáo để tránh các vấn đề nội dung trùng lặp về sau.
Các ý định tìm kiếm đa dạng
Vấn đề trùng lặp keyword sẽ không xảy ra nếu mỗi trang đáp ứng một Search intent khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo nhiều trang với chủ đề tương tự nhau nhưng phục vụ các mục đích tìm kiếm khác nhau.
Một số trang có mục đích giao dịch, trong khi những trang khác cung cấp thông tin. Cách tiếp cận này giúp nội dung của bạn hấp dẫn hơn với đối tượng cụ thể và cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà không lo bị ảnh hưởng của Keyword Cannibalization.
Ví dụ:
- Trang 1 (Giao dịch): “Mua áo thun trắng giá rẻ” – Nhắm đến người muốn mua hàng ngay
- Trang 2 (Thông tin): “Cách chọn áo thun trắng phù hợp với dáng người” – Nhắm đến người đang tìm hiểu thông tin trước khi mua.
Dù cả hai trang đều liên quan đến “áo thun trắng,” mục đích tìm kiếm khác nhau giúp tránh Keyword Cannibalization và phục vụ đúng nhu cầu người dùng.
Câu hỏi thường gặp
Ăn thịt từ khóa là gì
Keyword Cannibalization là tình trạng khi nhiều trang trên cùng một website cạnh tranh nhau cho cùng một từ khóa. Điều này làm giảm hiệu quả SEO vì công cụ tìm kiếm khó xác định trang nào phù hợp nhất để xếp hạng.
Làm thế nào để nhận biết Keyword Cannibalization?
Để nhận biết hiện tượng ăn thịt từ khoá, bạn có thể kiểm tra:
- Các trang có thứ hạng tương tự hoặc trùng lặp từ khóa trên công cụ tìm kiếm
- Phân tích dữ liệu từ các công cụ SEO như Google Search Console hoặc Semrush để tìm các trang bị trùng lặp từ khóa.
Cách xử lý khi gặp Keyword Cannibalization là gì?
- Gộp nội dung của các trang tương tự và thiết lập chuyển hướng 301 đến trang ưu tiên
- Xác định rõ mục tiêu tìm kiếm của từng trang và tối ưu hóa nội dung cho phù hợp
- Sử dụng liên kết nội bộ để định hướng công cụ tìm kiếm đến trang quan trọng nhất.
Keyword Cannibalization là một thách thức lớn trong việc duy trì chiến lược SEO hiệu quả, nhưng với các bước xử lý đúng đắn, bạn có thể giữ vững và cải thiện thứ hạng tìm kiếm, tránh được hiện tượng trùng lặp từ khóa này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận bên dưới bài blog để được Pima Digital phản hồi nhanh chóng và chính xác nhé!.
PIMA DIGITAL – CÔNG TY MARKETING UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
- Địa chỉ: Tầng 3, NCC Office, 139/37-39 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0973.463.486
- Email: info@pimadigital.vn
- Website: https://pimadigital.vn/